1981

(3 đánh giá của khách hàng)

Đây là câu chuyện về một quá trình lớn lên, trong một bối cảnh xã hội Việt Nam cái thời xếp hàng gánh nước và mua gạo, với những mặt trái của nó và những đau khổ nó gây lên, một thời chưa xa và có lẽ rất quen thuộc với 7x & 8x.

Danh mục:

“1981” là một câu chuyện cảm động thấm đẫm tình người về cuộc đời của hai người bạn, một là nữ, một là nam thay đổi giới tính thành nữ mà bối cảnh tuổi thơ là thời bao cấp và những cay đắng khó khăn gắn liền với nó. Báo chí nói đây là câu chuyện về đồng tính nữ. Thật là lầm lẫn làm sao. Đây là câu chuyện về một quá trình lớn lên, trong một bối cảnh xã hội Việt Nam cái thời xếp hàng gánh nước và mua gạo, với những mặt trái của nó và những đau khổ nó gây lên, một thời chưa xa và có lẽ rất quen thuộc với 7x & 8x.

3 đánh giá cho 1981

  1. Phạm Thành Trung

    Tác phẩm này của Nguyễn Quỳnh Trang để lại rất nhiều ấn tượng sâu đậm cho mình. Không chỉ để đọc một lần, cuốn sách này dành đến cho những bạn đọc trẻ muốn có những chiêm nghiệm chân thực về cuộc sống của chính mình, và mỗi lần đọc lại sẽ có thu lượm được thêm nhiều điều thú vị. 1981 có cách kể, dẫn truyện rất mới lạ, khác biệt, khi những nhân vật, sự kiên, tình tiết được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau, đan xen nhau phức tạp, làm người đọc cảm nhận được những điều đang diễn ra bên trong mỗi người trẻ. Mỗi trang viết, mỗi hình ảnh trong sách đều được diễn tả bằng một vẻ trẻ trung, nhưng tinh tế và sâu sắc, với những dòng cảm xúc vừa nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ.
    Một tác phẩm rất đáng đọc vì nó để lại nhiều trải nghiệm quý báu cho bạn!

  2. Trần Bảo Cầm

    Mình đã mua “1981” cách đây mấy năm. Ấn tượng ngay từ cái tên, độc đáo, đơn giản nhưng hứa hẹn nhiều chất chứa trải lòng… mua… và đã không thất vọng… Càng đọc càng thấy nỗi đau thấm thía… sống… được sống là chính mình… không phải ai muốn cũng được… Và một điều đáng yêu trong truyện nữa, đó là cách tác giả – Nguyễn Quỳnh Trang yêu, và làm cho chúng ta yêu cái đẹp… vẻ đẹp con gái xuân thì… vẻ đẹp quê hương đất nước… vẻ đẹp của truyền thống dân tộc từ mực Tàu, các loại trà. trà đạo, folk song… và hơn hết… đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của những người trẻ, của những người luôn khát khao được yêu được sống. Là tôi, nó, là Quỳnh, Nhi hay Nhân… đều sống quý từng ngày… sống với tất cả những gì tốt đẹp nhất họ có thể dâng hiến cho cuộc đời.

  3. Trần Chí Thiện

    Nhân vật chính trong truyện là một cô gái mang tên một loài hoa đẹp, Quỳnh. Quỳnh sinh vào đầu thu năm 1981, thời kì rối ren nhất của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ 20. Trong truyện, tác giả cùng lúc miêu tả hai giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của cô, một cô bé lớn lên trong sự thối nát của xã hội và một cô sinh viên vất vả trước sự đổi thay của cuộc sống. Cả hai tuy biệt lập nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

    “Tôi đã ở đây trong cuộc sống này
    Kệ những cơn sầu biển còn quấn chặt niềm vui
    Kệ những nhạt nhẽo ngày thường và ảo tưởng tiết hạnh
    Kệ nhiều lời vuốt ve thiếu lòng thành
    Tôi đã ở đây xé toang bức rèm hồng lóng lánh che chắn vết đen tội lỗi
    Đập vỡ ly thủy tinh chứa đầy miệng lưỡi yêu đương ngạt ngào vị độc
    Lột trần đồi bại nhân danh đạo đức
    Giết thị phi cay nghiệt bởi kém người
    Tôi đã ở đây với nỗi đời này…
    …Dù phải đánh đổi trâm ngàn thống khổ bóp nghẹt lí trí
    Dù nhiều điều đớn đau vò nát cõi tâm
    Dù con đường phủ đầy gai nhọn che lối về mờ mịt
    Dù ngả xuống để phải bò từng bước đi lên
    Tôi đã ở đây dây hiến bất tận cho đời thịt da máu hồng quả tim bộ óc của tình yêu cha mẹ tạo sinh.
    Và kiêu hãnh bừng nở cánh Quỳnh trinh bạch.”

    Quỳnh đã từng có một mái ấm gia đình hạnh phúc, hay ít nhất là trong trí nhớ của cô là như vậy. Một người cha tận tâm, một người mẹ đảm đang và một đứa em đáng yêu. Thật đầm ấm biết bao…Nhưng cảnh đẹp đó lại không kéo dài được bao lâu. Từng sự kiện một xảy ra trong gia đình của Quỳnh đã biến cuộc đời của cô bé trở thành một chuỗi ngày dài đau khổ bất tận. Thông qua đó tác giả nguyền rủa sự thối tha và đê tiện trong bộ máy hành chính xã hội thời bất giờ: quan liêu, tham nhũng, thủ đoạn, độc ác…Tuy nhiên, một tia sáng cũng đã le lói khi Quỳnh gặp được Nghi, con trai của kẻ thù cô.

    Cô sinh viên Quỳnh là một cô gái không hẳn xinh đẹp nhưng có một ngoại hình dễ nhìn và bắt mắt. Một nhà văn đầy triển vọng với một cô bạn gái rất thân: Nhi. Trong cuộc đời sinh viên của mình, cô đã gặp rất nhiều người: Dương – một chàng trai đáng yêu và là tình yêu đầu của cô, Phan – tên thầy giáo dâm đãng và luôn gạ gẫm cô, Nhân – tình yêu của Nhi,… Tất cả làm nên một bức tranh đầy màu sắc của cuộc đời cô. Nhân sinh quan của cô ảnh hưởng rất nhiều bởi họ. Tác giả đã miêu tả một cách sinh động lối sống và cách nhìn của lớp thanh niên trẻ thời nay, thậm chí là cả về vấn đề đồng tính: Nhi. Phải. Nhi chính là Nghi của ngày trước, một chàng trai chuyển đổi giới tính (transexual). Đây cũng chính là điểm thu hút albus nhất trong truyện.

    “Từng phút, từng giờ, Nhi nhìn nhận bản thân mình với thái độ nghiêm khắc. Không coi quyết định vừa rồi là một canh bạc cuộc đời, chỉ muốn biết rõ mình sẽ làm gì và trở thành con người như thế nào. Nhi không muốn có những định kiến lầm lạc về người đồng tính. Nói đến đồng tình cứ là gắn chặt với tệ nạn và các bệnh xã hội. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, nhận thức và hoạt động độc lập. Nhi là Nhi. Nhi viết: “Chỉ sợ một ngày không còn nhìn mầm yêu thương nảy nở trong trái tim người. Khi ấy, Trái Đất coi như bị diệt vong. Và tớ coi như thôi tồn tại”..Đó chính là chính kiến của Nghi, một chàng trai mang trong mình một linh hồn tính nữ thuần khiết.

    Tuy nhiên, sự đời không phải muốn là được. Chính vì quyết định đó mà Nhi đã bị coi là kẻ ngoài lề của xã hội và là đứa con bị chính cha mẹ của mình quyết tâm rủ bỏ. “Nhi của tôi ra đi tìm tự do tối hảo cho bản thân. Mà giữa cuộc đời này đâu có tự do một cách toàn diện. Con người khi đã sinh ra tất yếu phải chịu sự ràng buộc của chính trị, tôn giáo, pháp luật, đặc biệt là các định kiến. Với nhi, định kiến quả là liều độc dược giết mòn dần hi vọng vui sống. Thế mà nó vẫn mặc kệ. Rất mực trung thành với quan điểm riêng mình. Nhi tự biến bản thân thành một ốc đảo có vẻ đẹp riêng biệt, ảo huyền kì lạ. Tôi yêu Nhi, yêu cái ốc đảo của Nhi.”

    Sống hết để rồi mang một hy vọng nhỏ nhoi: “Chỉ mong sao mỗi sớm bình minh dậy, nước mắt không còn lăn trên má. Mở cửa sổ, thấy nắng đổ, thấy triệu xác hoa bay, thấy nụ cười trên mặt người xa lạ, thấy mình là chính mình”. Đó là lời của Quỳnh hay của chính tác giả thì cũng chỉ có một mình tác giả biết. 1981 cho ta một cái nhìn tổng quát về định kiến xã hội, về cách sống, về nhân sinh quan và đặc biệt là về chính bản chất của mỗi con người.

    Hãy đọc và cảm nhận…1981 của Nguyễn Quỳnh Trang.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button