Amrita

(5 đánh giá của khách hàng)

Sakumi, nhân vật chính của Amrita trong bối cảnh bị mất một phần trí nhớ, song ý thức được sự thiếu hụt ấy, cô nhất định không để mất cái tôi của mình. Và khi tìm lại được trí nhớ, suy nghĩ của cô là “Sớm mai ra, tôi vẫn muốn mình sẽ thức giấc ở đâu đó”. Những lời này là minh chứng hùng hồn cho sự khẳng định tuyệt đối, giống như tính hứng sáng của hoa hướng dương, mà tác phẩm của Banana Yoshimoto cũng như những chiếc Jet-coaster đều thể hiện, tức là điểm xuất phát cũng là điểm kết thúc.

Danh mục:

Sakumi,cô gái mới hai mươi tuổi đã trải qua biết bao biến cố gia đình đầy đau đớn. Cô gặp một tai nạn tưởng đã cướp đi sinh mạng của cô. Cú ngã khiến cô mất trí nhớ để rồi hồi sinh trong một cuộc sống mới, một nhân cách mới. Sự kiện tưởng chừng như đảo lộn cuộc sống của cô gái rốt cuộc đã đem lại cho cô những cảm nhận mới mẻ và lý thú về cuộc sống.

Tiểu thuyết của Banana Yoshimoto giống như trò jet-coaster, một khi đã ngồi lên rồi, ta sẽ bị cuốn đi đến tận cùng với tốc độ của nó. Không phải do kịch tính được đẩy đến cao trào mà do khả năng cảm thụ của nhân vật chính đóng vai trò kể truyện liên tục hướng về phía trước với một tốc độ đáng sợ, không những cảm nhận thế giới xung quanh. Đó là sự cảm nhận liên tục, không chỉ đối với phong cảnh xung quanh hay những lời nói của người khác mà ngay cả với từng hạt không khí nhỏ nhất hiện diện ở đó. Tất nhiên, cũng giống như jet-coaster, không phải lúc nào cũng lao đi với tốc độ cao nhất, trong tiểu thuyết của Banana Yoshimoto cũng có những đoạn chậm rãi, thong thả khi đang hướng đến một đỉnh cao. Và sức mạnh để làm được việc đó chính là những xúc cảm giống như một tứ thơ, kết tinh từ những cảm thụ của nhân vật chính. “Cứ thấy một phụ nữ đứng trong bếp là tôi lại cảm thấy mình sắp nhớ ra một điều gì đó, một điều gì đó thật buồn, như bóp chặt lấy lồng ngực và nhất định liên quan đến cái chết, đến cả việc tôi được sinh ra trên cõi đời này nữ” Từng nhịp, từng nhịp cộng hưởng như vậy đưa người đọc cùng lên đến một độ cao, để rồi, khi lao bổ xuống từ độ cao đó, ta cảm thấy một trạng thái không trọng lượng rất đặc trưng của những chiếc Jet-coaster đang lao đi. Đúng lúc ấy, bên tai người đọc đang trong trạng thái bồng bềnh ấy sẽ vang lên một giai điệu chưa từng nghe thấy song lại có gì đó thật thân thương. Sự nhận biết thế giới của nhân vật chính hầu hết đều đi kèm với nỗi buồn, song thanh âm theo gió vẳng đến bên tai ta, không hiểu sao, lại luôn tràn đầy niềm vui sống. Và thêm nữa, nó như một giọng nói đến từ một nơi nào đó thuộc thế giới bên kia.

Sakumi, nhân vật chính của Amrita trong bối cảnh bị mất một phần trí nhớ, song ý thức được sự thiếu hụt ấy, cô nhất định không để mất cái tôi của mình. Và khi tìm lại được trí nhớ, suy nghĩ của cô là “Sớm mai ra, tôi vẫn muốn mình sẽ thức giấc ở đâu đó”. Những lời này là minh chứng hùng hồn cho sự khẳng định tuyệt đối, giống như tính hứng sáng của hoa hướng dương, mà tác phẩm của Banana Yoshimoto cũng như những chiếc Jet-coaster đều thể hiện, tức là điểm xuất phát cũng là điểm kết thúc.

Để có được cảm giác lao vụt đi và cảm giác bồng bềnh vốn rất hiếm khi gặp trong tiểu thuyết hiện đại Nhật Bản, chắc chắn cần phải bỏ qua một số thứ. Những ai quá bận tâm tới điều này sẽ không thể đi đến ga cuối trên con tàu Amrita (Nước thánh ). Nhưng, có lẽ như thế cũng chẳng sao. Vì đó là một chiếc Jet-coaster ảo mà bất kỳ ai cũng có thể lên hay xuống tùy thích.

Một tác phẩm được công nhận một cách đầy đủ nhất của Yoshimoto từ trước tới

“Bước vào thế giới tiểu thuyết của Banana Yoshimoto ngỡ như người xa xứ đến sống tại Tokyo – mọi thứ hàng ngày khác lạ đến bối rối. Yếu tố ngoại lai ẩn khuất trong mọi ngõ ngách… Điều làm nên cá tính của Yoshimoto, dù vậy, lạ là nét bộc trực thẳng thắn của cô, ý thức của cô rằng sự thật, dù kỳ cục hay nguy hiểm thì vẫn quan trọng hơn những điều được đánh bóng… Amrita là một tác phẩm khó quên.” – Janice P.Nimura, San Francisco Chronicle

“Banana Yoshimoto là người kể chuyện bậc thầy. Yếu tố tính dục tinh tế, được che dấu và mạnh mẽ phi thường. Ngôn ngữ ma mị và giản đơn.” – Frank Ramirez, Chicago Tribune

“Yoshimoto có thể dễ dàng đi sâu vào trái tim các nhân vật của mình mà không cần nhiều nỗ lực.” – Michiko Kakutani

“Yoshimoto không cần phải ngại khi tận hưởng sự nổi tiếng của mình. Những thành quả, giải thưởng mà cô đạt được đã chính là huyền thoại.” – BostonGlobe

5 đánh giá cho Amrita

  1. Tran Ngoc Duyen

    Dù rất thích các tác phẩm của Banana Yoshimoto nhưng phải nói thật rằng Amrita không gợi cho mình chút cảm hứng nào, nếu không muốn nói là càng đọc càng nhàm. Tình tiết bắt đầu lặp đi lặp lại theo motif quen thuộc ở nửa về sau, những con người mới cứ xuất hiện đem kể tuốt tuồn tuột cho nv chính chuyện đời họ mà chẳng đọng lại tí gì. Mình cảm thấy Banana viết cuốn này vội và tham quá, lại thiếu sự gọt giũa nhất định nên khó có thể gọi là “sự trưởng thành” trong phong cách viết của bà được. Nhận xét so sánh câu chuyện này giống cuộc hành trình của chiếc Jet-coaster khá đúng, vì mạch truyện cứ lao đi vun vút và tình tiết thì bồng bềnh kiểu nửa thực nửa hư. Amrita sẽ rất hợp với những ai thích nhịp điệu nhanh, chỉ mỗi tội mình không nằm trong số đó.

  2. Thùy Khanh

    Amrita nghĩa là Nước thánh. Như một nhân vật trong truyện đã nói, cuộc đời giống như là những dòng nước chảy mãi không ngừng. Cuốn sách này đã gói gọn mọi hỉ nộ ái ố của cuộc đời: những mất mát, những tình yêu, những niềm vui và nỗi buồn hết sức chân thực, để nhấn mạnh một điều: đời tuy có xô bồ hay biến động, dẫu vui mừng hay mất mát, tất cả đều như một dòng nước lành đẩy ta đi, ta vẫn phải sống, vẫn phải đặt niềm tin vào cuộc đời và lạc quan trước ngày mai. Tác phẩm hay của Banana Yoshimoto, khuyên đọc.

  3. Uyên Thư

    “Amrita” có lẽ là tác phẩm tôi thích nhất của Banana Yoshimoto. Truyện phảng phất một tinh thần Nhật nhẹ nhàng, chậm rãi, một bầu không khí Nhật rất đỗi bình yên trong lành. Ở đó, cho dù là một cô gái chẳng may ngã cầu thang mất đi trí nhớ, quá khứ đã trải qua nhiều mất mát, thì cô ấy cũng sẽ chầm chậm đi qua cuộc đời để tìm lại bản thân mình, không hề nặng nề hay oán thán. Cuối truyện có một câu làm tôi tâm đắc nhất: “Và dù có chuyện gì xảy ra, cuộc sống của tôi vẫn không có gì thay đổi và trôi đi mãi, không ngừng”. Có lẽ câu văn này đã thể hiện tinh thần của toàn bộ câu chuyện, cái chất lạc quan mà Banana muốn truyền cho tất cả chúng ta. Bóng tối rồi sẽ đến ánh sáng, cuộc đời sẽ luân phiên như thế, con người cũng chẳng cần muộn phiền mà chỉ nhẹ nhàng đi qua nỗi đau.

  4. Huỳnh Kiến Thành

    Màu xanh tượng trưng cho nhiều cung bậc trạng thái, cảm xúc nào là mơ mộng, hi vọng rồi đến những giấc mơ cho tới những nỗi buồn.Những câu chuyện của Banana lúc nào cũng nói đến sự ấm áp, tình người và rồi cho dù đến tình huống thế nào đi nữa cô luôn hướng tới những mặt tích cực, tốt đẹp. Cuốn này cũng vậy.Tuy nhiên, cách viết của cô trong cuốn này thật sự rất dài lê thê, lôi thôi đọc rất oải. Từng nhân vật phụ ào ạt xuất hiện như một mê cung, thậm chí vì đông quá, cô phải giả vờ lơ đi một vài người trong số họ. Mình tự hỏi, liệu có phải cô đang cố tình viết như thế, để cho độc giả thực sự rơi vào trạng thái mất trí nhớ chăng?Và rồi, rơi vào một rừng lan man đó, cho đến những chương cuối, mình thực sự tìm lại được trí nhớ, cho dù sao những triết lí của Banana lúc nào cũng ý nghĩa, để lại nhiều suy ngẫm.Đọc đến chương cuối “This Used To Be My Playground”, mình chợt nhận ra, liệu cô có đặt tên chương này dựa vào những câu hát của Madonna trong bài hát cùng tên này không? Đọc xong chương này, gấp sách lại, ngước mặt nhìn lên khoảng không, một màu xanh của nỗi buồn vây quanh, tự hỏi “Tại sao lại phải có chia ly? Chúng ta không thể sống như thế mãi được sao?Cảm xúc mình bị phá hủy hoàn toàn cho đến khi đọc tiếp chương kết “bonus. Đáng lẽ ra cô Banana không cần phải viết thêm chương đó.

  5. Cindy

    So với những cuốn sách nổi tiếng khác như Kitchen hay Hồ, thì Amrita là một sự thất vọng đối với tôi. Câu chuyện vẫn kể về hình mẫu một cô gái bị tổn thương về mặt tình cảm với các diễn biến dài dòng, rối rắm và không có gì nổi bật. Các nhân vật chính (vì tôi thấy gần như là chả có nhân vật nào phụ) đều có khả năng đặc biệt, như là thôi miên, thần giao cách cảm, khả năng nhìn thấy ma,… góp phần mang lại yếu tố tâm linh và huyền ảo cho chuyện.
    Theo lời thú nhận của Yoshimoto, thì cuốn sách này thực sự rất “đơn giản”, và quá dài.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button