Aung San Suu Kyi – Sợ Hãi & Tự Do

(3 đánh giá của khách hàng)

Aung San Suu Kyi được coi là biểu tượng của sự đấu tranh cho tự do và hoà bình. Là một người phụ nữ Miến Điện đã kế thừa ở người cha kính yêu (Aung San) những đức tính của một vị anh hùng dân tộc, bà noi theo tinh thần cao thượng và tấm lòng vị tha của Nelson Mandela. Bà đã chứng minh cho phe đối lập thấy được ý chí kiên cường, nghị lực mạnh mẽ, tinh thần đấu tranh quyết liệt và khát vọng tự do cho quê hương mến yêu.

Danh mục:

Aung San Suu Kyi đã nhận được Giải Nobel Hoà bình và giờ đây đang nhận được sự thừa nhận rộng rãi của quốc tế vì sự nghiệp đấu tranh của bà chống lại chế độ độc tài, đòi tự do và phẩm giá. Bà là người nhận giải xứng đáng nhất. Bà đã phát biểu rõ ràng và nhất quán về vấn đề tự do và dân chủ. Bà đã từ chối để không bị mua chuộc, đổi sự im lặng để lấy sự tại đào ở nước ngoài. Trong cảnh bị quản thúc tại nhà, bà vẫn sống trong sự thành thật.

Bằng cách dâng hiến đời mình cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ ở Miến Điện. Aung San Suu Kyi không chỉ nói lên tiếng nói vì công bằng cho chính đất nước mình, mà còn cho tất cả những ai muốn được tự do lựa chọn lấy định mệnh cho mình. Chừng nào mà cuộc đấu tranh cho tự do còn cần được đấu tranh trên khắp thế giới, chừng ấy những tiếng nói như của Aung San Suu Kyi sẽ vẫn còn là lời hiệu triệu cho sự nghiệp này. Dẫu tiếng gọi tự do đến từ Trung Âu, Nga, Châu Phi hay Châu Á, nó cũng đều mang âm hưởng chung: mọi người đều phải được đối xử bằng phẩm giá, tất cả mọi người đều cần được hy vọng .

Aung San Suu Kyi được coi là biểu tượng của sự đấu tranh cho tự do và hoà bình. Là một người phụ nữ Miến Điện đã kế thừa ở người cha kính yêu (Aung San) những đức tính của một vị anh hùng dân tộc, bà noi theo tinh thần cao thượng và tấm lòng vị tha của Nelson Mandela. Bà đã chứng minh cho phe đối lập thấy được ý chí kiên cường, nghị lực mạnh mẽ, tinh thần đấu tranh quyết liệt và khát vọng tự do cho quê hương mến yêu. Mặc dù bị bắt giam tại nhà (20-7-1989), bị cách li khỏi gia đình và thế giới bên ngoài, nhưng bà không hề nao núng, run sợ mà vẫn quyết tâm, nỗ lực tìm cách liên hệ với người thân và những cộng sự của mình để đấu tranh giành tự do và dân chủ không chỉ cho nhân dân Miến Điện mà cho toàn thể nhân dân trên thế giới.

Bà đã giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc bầu cử năm 1990, mặc dù lúc ấy bà vẫn còn bị giam giữ. Điều này đã chứng minh rằng, tự do, công bằng và chính nghĩa tất yếu sẽ chiến thắng. Với tinh thần yêu chuộng sự đối thoại và hoà giải, bà sẵn sàng cộng tác để hàn gắn vết thương cho quê mẹ của mình, đem lại tự do, công bằng, niềm vui và phẩm giá cho đất nước mình.

3 đánh giá cho Aung San Suu Kyi – Sợ Hãi & Tự Do

  1. Thanh Trúc

    Sách giới thiệu khái quát về cuộc đời của bà Aung San Suu Kyi và cuộc đấu tranh bền bỉ vì dân chủ và nhân quyền cho Miến Điện của bà. Hình ảnh trong sách được trình bày đẹp, cho người đọc cái nhìn chân thực về đất nước Myanmar và cuộc cách mạng vì dân chủ, tự do ở đây.
    Tuy nhiên, sách chưa đề cập nhiều đến đời sống riêng cũng như đấu tranh nội tâm của bà Suu Kyi trong suốt quá trình bị giam cầm. Đây là một phần không thể không nhắc đến khi tìm hiểu về người phụ nữ đã trở thành biểu tượng của đất nước Myanmar.

  2. Ngoc Tram

    Trong các vị nữ lãnh đạo như Hilary Clinton (có lẽ sẽ đắc cử), tổng thống Taiwan Thái Anh Văn, Park Geun- hye South Korea, Thủ tướng Germany Angela Merkel và Aung San Suu Kyi thì mình vẫn ấn tượng nhất với “mẹ Suu”. Bà có vẻ ngoài của một người phụ nữ dịu dàng, điềm đạm, luôn cài một nhành hoa tươi sau tóc. Khác xa với mấy iron ladies kể trên. Cuộc đời người phụ nữ Á Châu đầu tiên đoạt giải Nobel Hoà Bình này là một truyền kỳ. Sách được in rất đẹp với giấy bóng kiểu tạp chí, nội dung chủ yếu tóm lượt về cuộc đời đấu tranh của Aung San Suu Kyi và lịch sử Miến Điện, kèm theo sau là bài diễn văn tựa đề “Freedom from fear’ của bà rất hay, tuy nhiên mình vẫn hi vọng đọc được nhiều hơn những bài mà bà Suu viết hơn là quá nhiều hình ảnh.
    Nếu bạn hứng thú tìm hiểu về bà và cách Myanmar từng bước dân chủ xoá bỏ chế độ độc tài quân phiệt, thì highly recommend xem phim “The Lady” (2011) by Luc Besson, trong phim Aung San Suu Kyi do Dương Tử Quỳnh thủ vai.

  3. Nguyễn Tâm

    Đây là lần đầu tiên mình biết đến vị lãnh đạo tài ba của nhân dân Miến Điện, thông qua Aung san su kyi – Sowj hãi và tự do, đã cho tôi biết được sự khái quát về quá trình hình thành, bối cảnh lịch sử, văn hóa, con người và sự mến yêu của đất nước này, thông qua đó, cùng với những nhận định, những suy xét, những khẩu hiệu hô vang của Dì và đồng bào, những suy tư, cách Dì yêu mến các vệ sĩ của mình và nhân dân, đều được thể hiện đầy đủ. Nhưng lại thiếu sót, sự thiếu sót trong khi có quá nhiều hình ảnh (mặc dù chúng rất đẹp), và thiếu đi nội dung nhất định về nội tâm của Dì khi còn trong chốn lao tù.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button