Ba Phút Sự Thật

(5 đánh giá của khách hàng)

Khát vọng suốt đời về sự thật. Bởi sự thật không phải là thứ có sẵn như chiếc bật lửa trong túi áo, mà chính là số phận và khát vọng của Nhân Dân…

Danh mục:

Đây là một lời tự bạch phản ánh chân thực nhân cách nhà văn của Phùng Quán: Khát vọng suốt đời về sự thật. Bởi sự thật không phải là thứ có sẵn như chiếc bật lửa trong túi áo, mà chính là số phận và khát vọng của Nhân Dân. Nhân Dân là Người Mẹ đẻ đau mang nặng để sinh ra đứa con làm Nhà Văn, và vì thế, đứa con Phùng Quán suốt đời không quên lời Mẹ dặn:

  • Người làm xiếc đi trên dây rất khó
  • Nhưng không khó làm bằng nhà văn
  • Đi trọn đời mình trên con đường chân thật

(Hoàng Phủ Ngọc Tường – Đứa con không quên lời Mẹ dặn)

5 đánh giá cho Ba Phút Sự Thật

  1. Nguyễn Thảo Nguyên

    Tôi có tuổi đời còn quá trẻ để có tư cách mạo muội đưa ra những lời bình loạn về các vấn đề trọng đại, chỉ dám ôm cột ngồi đọc, ngồi xem và tự suy ngẫm cùng chính bản thân mình. Có rất nhiều niềm tin có thể bị lung lay, nhất là khi cái cây còn quá thơ dại.
    Những câu chuyện được tập hợp lại ở đây, hầu hết đều mang một từ “chua chát”. Dường như cánh văn sĩ ở thời nào cũng phải bất lực trước số phận, trước cảnh đời, văn thơ không đem lại cho họ đủ miếng ăn, có khi lại quàng vào cổ họ những thòng lọng bất ngờ. Nhưng họ vẫn kiên cường tồn tại, vẫn sống, và để viết. “Lạc quan” luôn là một liều thuốc hoang tưởng rất hữu dụng.
    Nếu bạn muốn có một cái nhìn từ những người trong cuộc về nghiệp văn, cũng như thưởng thức những dòng hồi kí không thể chân thật hơn, lại sắc sảo, sâu xa, đây là một lựa chọn dành cho bạn

  2. Đôi Bàn Tay

    Cuốn sách là “lời tự thú”, là câu truyện đầy chân thực cuộc đời của nhà văn Phùng Quán.
    Đọc Ba phút sự thật, ta bắt gặp một cuộc sống đầy khó khăn, thử thách không chỉ của Phùng Quán mà đấy là cuộc sống của những người nghệ sĩ – những con người giàu cảm xúc, tình thương yêu song có chút gì đó yếu đuối, không phù hợp với thời cuộc. Có lẽ chính vì sự yếu đuối này mà Phùng Quán cũng như nhiều văn nghệ sĩ khác đã phải chịu cảnh “cá trộm, rượu chịu, văn chui”.
    Những câu văn đầy sự thật, chất chứa nỗi lòng của tác giả với những điều trái ngang, một cách nhìn khác về cuộc đời của những người mang nghiệp văn chương.

  3. Phạm Thành Trung

    Phùng Quán là một trong những nhà văn mà mình yêu mến nhất. Mỗi tác phẩm của ông đều rất chân thực và sống động, thể hiện được rõ nét mọi mặt của tâm tư con người. Và trong cuốn sách này, ông đã thể hiện đúng nhất sự chật thực ấy, tạo nên một bức tranh của cuộc đời ông, của thời đại ông sống. Mỗi trang viết đều mang nặng một nỗi buồn, sự tiếc nuối và bao tâm tư khó có thể giãi bày. Phùng Quan viết nên những câu chuyện của cuộc đời mình, một cuộc đời với bao vất vả và đắng cay, nhưng từ chính trong gian khó ông trưởng thành và mạnh mẽ như ngày hôm nay. Cuốn sách như một tấm gương mà người đọc hôm nay, khi nhìn vào, có thể soi rọi được những tình cảm nguyên sơ nhất, có thể thấy được những bài học ý nghĩa nhất cho chính mình.

  4. Phan Xuân Cảnh

    Những mẩu chuyện ngắn, được viết với một văn phỏng giản dị – cực kỳ đậm chất Phùng Quán sẽ tìm thấy xuyên suốt các tác phẩm. Những câu chuyện chua chát làm bạn cảm thấy đắng lòng giúp bạn hiểu hơn về “sự thật” mà Quán muốn truyền tải.

    Nhưng hơn hết, không phải là những nỗi chua cay của thế hệ cùng tác giả phải chịu đựng mà cách họ nhìn và đối mặt với cuộc sống này thật sự tuyệt vời và đáng học hỏi. Cuộc sống đầy những thăng trầm của Phùng Quán không làm ông mất đi tình yêu thương, lòng lạc quan tin tưởng vào con người mà chúng ta sẽ gặp suốt cả tập truyện.

    Hãy tìm đọc cuốn này của ông. Hãy cho nó một chút kiên nhẫn của bạn, và bạn sẽ thấy rằng đây là một lựa chọn tuyệt vời trên giá sách của bạn.

  5. Nguyễn Thảo

    Lần đầu, tôi đọc cuốn sách này là vào khoảng năm 2007, khi đó tôi mới học lớp 8, vẫn còn non nớt. cuốn sách đem đến cho tôi sự thật về cái thực trạng xã hội trước đây. Từng câu chuyện trong tác phẩm đưa tôi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, tôi xót xa và nhận ra rằng có nhiều thứ không như chúng ta tưởng.
    Những trang viết đầy chua chát này có lẽ đã từng khiến Phùng Quán phân vân khi bản thân mình đang kể lại cái sự thật không tưởng, như nhà văn đã viết từ đầu tác phẩm “…Có những sự thật quá lớn lao của một thời, đến nỗi hậu thế nhìn qua lớp sương mù của thời gian, không thể nào tin nổi!” Đúng, tôi không tài nào tin nổi những câu chuyện đầy thường cảm của nhà văn, triết gia… thời đó. Như câu chuyện của Trần Đức Thảo khiến tôi đau lòng nhất, dù sao mỗi chúng ta cũng phải khâm phục những con người thời đó. Tuy khổ nhưng họ vẫn kiên cường dống, kiên cường bước đi trên con đường chính mình. Họ vẫn yêu quý đất nước, yâu quý Cách mạng. Tác phẩm để lại trong tôi nhiều ấn tượng rất sâu sắc và nhiều bài học ý nghĩa.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button