Bài Học Israel

(1 đánh giá của khách hàng)

Ở Đức, một người Do Thái rất thông minh, Moïse Meudelssohn, thấy tình cảnh Do Thái ở Pháp đã được cải thiện, cũng tập hợp các nhân tài Do Thái để đấu tranh, giải thoát đồng bào, được một số người Ki-tô giáo ủng hộ. Xu hướng chung thời đó là tận tình giúp đỡ cá nhân người Do Thái, nhưng không giúp đỡ dân tộc Do Thái. Người Do Thái thời đó cũng chỉ mong được vậy. Một phong trào nổi lên, phong trào Haskala ở cuối thế kỷ XVIII, hô hào người Do Thái bỏ những đặc thù của họ đi mà đồng hoá với các dân tộc khác. Một số đông Do Thái hướng ứng phong trào, xin nhập tịch xứ họ ở đậu, tận lực, vui vẻ làm ăn và nhờ thông minh, kiên nhẫn, lên được những địa vị rất cao, trong mọi ngành.

Danh mục:

Cuốn sách Bài Học Israel không chỉ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá hệ thống về lịch sử dân tộc Do Thái, mà quan trọng hơn, thực tế hơn nó còn là một công trình khảo cứu về đất nước Israel từ khi được thành lập đến năm 1968. Một đất nước mà chỉ với hơn nửa triệu dân từ khi lập quốc đã dám đứng ra đương đầu với cả thế giới Arab thù địch xung quanh. Thế giới sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng, một đất nước vừa mới được thành lập với cơ cấu dân cư phức tạp hơn bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới lại có được một tinh thần đoàn kết chiến đấu như vậy. Những người Do Thái trở về từ nước Nga Xô viết, từ Ba Lan lại sẵn sàng chung sức cùng với những người đến từ Anh, Pháp, Hoa Kỳ,… trong cuộc chiến sống còn.

Thế giới thì coi Israel là một quốc gia đi xâm lược, nhưng những người Do Thái thì lại nghĩ khác. Tất cả họ đều tâm niệm rằng họ đang thực hiện một cuộc chiến vì vận mệnh của dân tộc, vì sự tái sinh của đất nước đã mất hàng nghìn năm. Họ chiến đấu vì bổn phận, vì trách nhiệm và còn cả là vì niềm vinh dự thiêng liêng. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm không chỉ giúp dân tộc Israel vượt qua được những thời khắc gay go nhất của 4 cuộc chiến tranh với các nước Arab, mà nó còn là sức mạnh để họ biến một vùng đất chết hồi sinh trở lại.

Những thành công của dân tộc Israel được tạo dựng trên cơ sở của một tổ chức xã hội rất đặc biệt mà họ gọi là “kibboutz”. Người Israel đã xây dựng các kibboutz của mình dựa trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng. Tại đó, một lối sống cộng đồng được thiết lập một cách khoa học. Nhờ có những cộng đồng với tinh thần đoàn kết rất cao trong kibboutz, Israel mới tạo ra được sức mạnh để khai phá những khu vực đất đai khô cằn và khắc nghiệt nhất nhì trên thế giới như sa mạc Neguev hay vùng biển Chết. Sự tồn tại và phát triển của mô hình các kibboutz không chỉ chứng minh cho tính khoa học và hợp lý của nó, mà quan trọng hơn nó còn là một bằng chứng sống cho tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm khôi phục lại đất nước của dân tộc Do Thái.

1 đánh giá cho Bài Học Israel

  1. Do Quyet Tien

    Ai tò mò về đất nước Israel có thể đọc quyển này, chi tiết về lịch sử của đất nước Do thái này từ khi lập quốc, hoàn cảnh lịch sử ra đời, và các cuộc chiến tranh (mà họ toàn thắng thôi, lấy ít địch nhiều nữa chứ, ngưỡng mộ ghê luôn).

    Người Do thái cũng có đủ mọi màu da, ngôn ngữ, trình độ cũng khác nhau, không phải chỉ có là dân tài chính ngân hàng và giỏi buôn bán như mọi người hay nghĩ. Đấy là nói chung, còn tất nhiên người Do thái giỏi rất nhiều, và lãnh đạo hiển nhiên giỏi, không thì sao có đất nước Israel như ngay nay 🙂

    Theo thông tin ghi trong sách thì sách này cũng được mua bản quyền, vì tác phẩm này đã có từ khá lâu.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button