Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu

(2 đánh giá của khách hàng)

Sách này tác giả viết gần giống với cuốn “Nghệ Thuật Tư Duy Rành Mạch”, gồm nhiều mẫu chuyện ngắn, phù hợp với những người thích thể loại sách khoa học, tâm lý học và không quá nhiều thời gian đọc sách.

Danh mục:

Hiệu ứng Dunning-Kruger

Bạn Vẫn Tưởng Bạn có thể dự đoán được chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống.

Sự ThậT Là Về cơ bản thì bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc phức tạp.

Hãy tưởng tượng rằng bạn chơi rất giỏi một trò nào đó. Trò nào cũng được – cờ vua, Street Fighter1, bài poker – không quan trọng. Bạn thường xuyên chơi trò này với lũ bạn và lúc nào cũng thắng. Bạn cảm thấy mình thật giỏi, và bạn tin rằng mình có thể giành chiến thắng ở một giải đấu nếu có cơ hội. Vậy là bạn lên mạng tìm xem giải đấu khu vực sẽ diễn ra ở đâu và khi nào. Bạn trả phí tham gia và rồi bị hạ đo ván ngay trong hiệp đầu tiên. Hóa ra là bạn không giỏi lắm đâu. Bạn cứ nghĩ rằng mình thuộc dạng đỉnh của đỉnh, nhưng mà thực chất bạn chỉ là một tay ngang thôi. Đây được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger, và nó là một phần cơ bản trong bản chất của con người.

Hãy thử nghĩ về những ngôi sao Youtube mới nổi trong mấy năm gần đây – những người múa máy một cách vụng về với các loại vũ khí, hoặc là hát chẳng bao giờ đúng tông cả. Những màn trình diễn này thường rất tệ. Không phải họ cố tình dùng bản thân để mua vui cho người khác đâu. Trình độ của họ thực sự tệ, và chắc hẳn bạn cũng thắc mắc là tại sao lại có người có thể tự đặt mình lên một sân khấu toàn cầu với những màn trình diễn đáng xấu hổ như vậy. Vấn đề nằm ở chỗ họ không tưởng tượng được là công chúng toàn cầu có thể khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với lượng khán giả nhỏ bé họ vốn đã quen thuộc là bạn bè, gia đình và những người đồng cấp. Như nhà triết học Bertrand Russell đã từng phải than thở: “Trong thế giới hiện đại ngày nay thì những kẻ khờ khạo luôn tự tin hết mức trong khi những người khôn ngoan thì lại luôn nghi ngờ.”

Hiệu ứng Dunning-Kruger là lý do tại sao mà những chương trình như America’s Got Talent1 hay American Idol2 có thể diễn ra. Ở trong phòng karaoke với lũ bạn, bạn có thể là người hát hay nhất. Nhưng để đối chọi với các thí sinh trong cả một quốc gia? Khó lắm.

2 đánh giá cho Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu

  1. Võ Loan

    Về nội dung: Trước hết mình không đọc nhiều sách viết về tâm lý nên không thể đem so sánh với bất kì cuốn sách tâm lý nổi tiếng nào khác như Đắc Nhân Tâm, Phi Lý Trí… Có lẽ vì thế mà mình cảm thấy bị thu hút vào từng chữ từng trang cuốn sách này. Như câu nói có phần mỉa mai, có phần rất kích thích trí tò mò của người ta, cũng là tên của cuốn sách “Bạn không thông minh lắm đâu”, tác giả David McRaney lần lượt đưa ra các dẫn chứng rất đời thường và sinh động 48 hiện tượng tâm lý mà mỗi người trong chúng ta đều trải qua hằng ngày, khiến người đọc dù càng đọc càng cố gắng tìm ra một lí lẽ phản biện quan điểm của tác giả cũng chẳng thể nào phủ nhận được tác giả đã đúng cho đến cuối cuốn sách. Trong những hiện tượng được tác giả đưa ra cùng với những cái tên cụ thể của ngành tâm lý học, có những biểu hiện có lẽ mỗi người trong chúng ta đã biết chẳng hạn được thể hiện ở chương “Sự trì hoãn”, “Trò chơi lợi ích chung”…, lại có những phản ứng mà chúng ta mắc phải nhưng lại không hề có nhận thức về nó như “Mồi tiềm thức”, “Thiên kiến xác nhận”,… nhưng chung quy tác giả đã cố gắng để diễn đạt để người đọc có cái nhìn một cách vô cùng rõ nét về cách thức vận hành tâm lý của con người. Đọc cuốn sách này, bạn có thể sẽ nhận ra những điều mình nghĩ là bình thường kì thực lại không hề bình thường (ví dụ như ở chương “Sự ngộ nhận trạng thái bình thường”), hay những điều mình luôn “thổi phồng” lên lại trở nên quá đỗi bình thường (ví dụ như ở chương “Hiệu ứng ánh đèn sân khấu”). Những hiện tượng tâm lý này không hề tách bạch mà chúng đều ít nhiều liên quan đến nhau, góp phần giải thích một cách khái quát nhất tại sao bạn làm như thế này mà không làm như thế kia. Theo mạch dẫn dắt của tác giả, người đọc thỉnh thoảng phải thốt lên “À, thì ra là vậy” vì đã tự mình lí giải một cách hợp lý nhất một số thắc mắc mà đã từ rất lâu rồi mình vẫn không tìm được lời giải đáp. Tuy nhiên mỗi chúng ta lại không thể quả quyết một hiện tượng là tích cực hay tiêu cực để mà có phải cố gắng thoát khỏi nó hay không, nó sẽ khiến cho bạn trở nên rối rắm. Điều bạn có thể làm sau khi đọc xong cuốn sách là hiểu hơn về bản thân mình và có ý thức điều chỉnh tỉ lệ tích cực và tiêu cực của những hiện tượng tâm lý phù hợp với chính mình trong từng hoàn cảnh cụ thể, hoặc là…đọc lại cuốn sách một lần nữa. Mình nói như thế chẳng phải đùa đâu bởi vì sách này được dịch mà, nên có những ý dù dịch giả có cố gắng đến mấy cũng không thể nào diễn tả được trọn vẹn những gì tác giả muốn truyền đạt, chỉ có cách là đọc chậm lại đọc kĩ lại để mà hiểu, cùng với đó có những dẫn chứng về phim ảnh, sách…khá khác biệt so với nền văn hóa của chúng ta. Tuy nhiên những điểm nhỏ đó vẫn không thể làm giảm đi giá trị của cuốn sách này và mình tin đây là một cuốn sách thú vị với những bạn muốn tìm chút “đổi gió” như mình.

  2. Nguyễn Hồ Nhật Trung

    Khi nhìn vào tựa đề và bìa sách mình vô cùng ấn tượng và hứng thú. Tuy nhiên, đọc dần mới thấy, mình nghĩ các bạn nên cân nhắc đọc cuốn sách này vì rất dễ rơi vào bẩy của tâm trí “Cho rằng ý thức tiềm thức là như vậy, và mình sẽ rơi vào nó mà rất rất rất khó để thoát ra”. Có những chủ đề rất hay và đọc cảm thấy liên hệ bản thân mình nên khá thú vị. Tuy nhiên, cá nhân mình nghĩ bạn cần là 1 người vững lập trường suy nghĩ bản thân, đọc qua để có thêm kiến thức hiểu biết để đánh giá cá nhân bản thân mình. Nếu là một người có suy nghĩ chưa đủ vững, mình khuyên là ko nên đọc vì, ý chí các bạn sẽ có phần chùn xuống. Cá nhân mình đã đọc 3/4 cuốn, và đang cân nhắc có nên tìm đọc tiếp “Bạn đỡ ngu hơn rồi đấy” ko…? Xin các bạn cho ý kiến

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button