Bản Năng

(5 đánh giá của khách hàng)

Kiwako yêu thương đứa bé hơn tất thảy, dù đó không phải là con ruột của cô. Cô đặt tên cho đứa bé là Kaoru. Không thiếu tiền nhưng sợ bị người ta giành lại Kaoru, Kiwako chuyển chỗ ở liên tục. Để trốn tránh cảnh sát, cô chọn cách tham gia một tổ chức tín ngưỡng lạ lùng, cách biệt với thế giới bên ngoài, có tên Gia đình Thiên thần. Dần dần, Kaoru đã trở thành một bé gái dễ thương, xinh xắn.

Danh mục:

Bản năng (The Eighth Day) kể lại câu chuyện cảm động của một phụ nữ với đứa bé mà cô đã bắt cóc. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1985. Kiwako Nonomiya suy sụp vì bị người tình bắt phá th*i và bỏ rơi. Một buổi sáng, cô lẻn vào nhà của vợ chồng người tình, không hề nghĩ đến hậu quả, bế đứa con 6 tháng tuổi của họ ra đi.

Kiwako yêu thương đứa bé hơn tất thảy, dù đó không phải là con ruột của cô. Cô đặt tên cho đứa bé là Kaoru. Không thiếu tiền nhưng sợ bị người ta giành lại Kaoru, Kiwako chuyển chỗ ở liên tục. Để trốn tránh cảnh sát, cô chọn cách tham gia một tổ chức tín ngưỡng lạ lùng, cách biệt với thế giới bên ngoài, có tên Gia đình Thiên thần. Dần dần, Kaoru đã trở thành một bé gái dễ thương, xinh xắn.

Phần hai câu chuyện xoay quanh Kaoru lúc đã quay về đoàn tụ với gia đình. Trong khi tìm lại quá khứ, cô dần nhận ra cuộc đời mình đang diễn ra theo bước của người phụ nữ đã bắt cóc cô. Nhà văn Kakuta nói, đó là cách nhìn nhận vấn đề từ mọi khía cạnh, kể cả cách người Nhật nghĩ về tình mẹ con trong cuộc sống đầy áp lực của phụ nữ thời nay.

5 đánh giá cho Bản Năng

  1. Đinh Thị Luận

    Câu chuyện là sự lồng ghép giữa yếu tố trinh thám và tình cảm đầy cảm động. Minh chứng là Kiwako đã phải trốn tránh pháp luật suốt ba năm rưỡi khi cô lựa chọn bắt cóc con gái của người tính. Để rồi tình cảm của mẹ Kiwako chuyển biến phức tạp vừa hạnh phúc vừa day dứt. Câu chuyện hấp dẫn hơn khi đứa trẻ bị bắt cóc năm đó trưởng thành lại lặp lại hành trình của Kiwako. Thật may mắn là đến cuối cùng Erina chọn chọn cho mình lựa chọn khác “Tôi muốn nghe nhịp sống của đứa bé. Tôi muốn nghe nhịp sống của tôi.”

  2. Lương Nguyễn Trường Sơn

    Mình đã mua ngay cuốn sách này sau khi biết nó cùng tác giả với Tôi bị bố bắt cóc. Dù hơi thất vọng vì sách in đã lâu, nên theo kiểu cũ, bìa không chăm chút, giấy cứng và trắng nhưng khi bỏ qua hình thức bắt đầu đọc thì mình bị cuốn hút ngay. Văn phong của tác giả nhẹ nhàng nhưng câu chuyện cực kỳ cuốn hút vì dẫu sao nó cũng là 1 kịch bản trinh thám thú vị. Tình mẫu tử và bản năng người mẹ được miêu tả trong sách thật hay khiến mính muốn có con ngay (mình đã có gia đình) để trải nghiệm những tình cảm đó.

    Mình cũng rất thích câu chuyện về loài ve và lẽ ra sách nên dịch đúng tựa gốc là “Ngày thứ 8” vì nó có liên quan đến triết lý của vòng đời con ve và ngày thứ 8 cũng là ngày cảnh sát bắt đằu chuyển hướng điều tra về Kiwako.

    Đoạn chót mình mong mỏi 1 kết thúc khác như trong truyện và rất hồi hộp ở những trang cuối cùng, nhưng tiếc là không được như mong đợi.

    Nhưng quyển sách vẫn thật hay và đáng đọc 🙂

  3. Trương Anh

    Khuyến cáo các mẹ bỉm sữa suy nghĩ trước khi đọc… vì nội dung khó chấp nhận: con mình bị bắt cóc bởi người tình của chồng. Đây là quyển sách khắc sâu tâm lý nhân vật khiến người đọc như hoà vào chính câu chuyện của mình, từ những niềm hạnh phúc đến nỗi lo sợ hoảng loạn tột cùng. Dù xấu nhưng đẹp một cách day dứt khó tả. Một cái kết bao dung nhẹ nhàng … thanh bình đúng chất Nhật Bản! Guồng truyện phong phú và hấp dẫn, không bình bình như những tác phẩm điển hình của Nhật. Đáng để tận hưởng…

  4. Nguyễn Phương Uyên

    Cuốn tiểu thuyết này khá là hay vì nó nói lên những bản năng của người mẹ.Tuy nhiên điểm trừ duy nhất là cuốn tiểu thuyết này là có nhiều chỗ tác giả viết khá dài dòng, có đoạn không cần thiết nên làm người đọc hơi mệt.Nhưng đó cũng là điểm cộng cho cuốn sách này vì tác giả có thể miêu tả những dòng cảm xúc nội tâm vừa hạnh phúc vừa dày vò của một người không được làm mẹ khiến cuốn sách này rất cảm động.

  5. Nguyễn Vân Anh

    Mình không đọc nhiều tiểu thuyết Nhật Bản, có lẽ bởi cái không khí nhàn nhạt, cứ man mác buồn đôi khi khiến người đọc thấy bí bách và khó chịu nên khi đi nhà sách mình thường lướt qua rồi để lại xuống giá. Tuy vậy khi đọc phần tóm tắt nội dung của Bản năng đã khơi gợi sự tò mò và hứng thú cho mình khi viết về hành trình trốn chạy của một kẻ bắt cóc.
    Bản năng không chỉ là câu chuyện của một người. Mỗi nhân vật trong Bản năng đều có câu chuyện của mình, họ dần hiện lên qua các trang sách mà để khi kết thúc ta chẳng thể ghét được ai. Các vấn đề hôn nhân, gia đình, tình dục, tình yêu, sự phản bội được đề cập đến nhưng bị ảnh hưởng bởi giọng văn và các tình tiết nối tiếp nhau nên người đọc bình thản tiếp nhận và thấu hiểu chứ không ngay lập tức lên án ầm ĩ, đánh giá đúng sai. Mình rất thích kết thúc của truyện và tiếp tục cho mình tưởng tượng hành trình tiếp theo của Kaoru và một lúc nào đó Kaoru và Kiwako sẽ gặp được nhau… Tóm lại Bản năng là một tác phẩm có giá trị, đáng đọc và khơi gợi nhiều suy ngẫm.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button