Bàn Về Tự Do

(2 đánh giá của khách hàng)

Mặc dù được viết ra cách đây đã gần 150 năm nhưng Bàn Về Tự Do vẫn còn nguyên giá trị và là tác phẩm giữ vị trí quan trọng trong tư duy lý luận và tư tưởng phương Tây. Thời Canh tân Minh Trị ở Nhật Bản và thời Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc, hai nước đã cho dịch và phát hành rộng rãi cuốn sách này để mở mang tri thức cho dân tộc.

Danh mục:

Khác với việc tiếp cận các học thuyết tư tưởng phương Đông, việc tiếp cận các trào lưu tư tưởng tinh hoa của phương Tây đối với độc giả Việt Nam đã và vẫn đang gặp phải không ít khó khăn. Không nói tới các nhà tư tưởng cổ đại như Socrates, Plato, Aristotle, v.v… mà ngay cả các nhà tư tưởng cận đại của phong trào Khai sáng, độc giả cũng hiếm có cơ hội để có được bản dịch các tác phẩm kinh điển quan trọng. Nhìn tổng thể, có thể nói các sách biên khảo khoa học và các học thuyết quan trọng của phương Tây vẫn chưa được giới thiệu một cách nghiêm túc và hệ thống ở Việt Nam.

Khoảng trống về đề tài quan trọng này là điều bất lợi lớn với một đất nước đang muốn xây dựng nền kinh tế tri thức và mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hoá với các nước phát triển. Trên tinh thần mong muốn truyền tải những tư tưởng đó, bồi đắp thêm những khoảng trống về tri thức còn thiếu hụt, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả bản dịch luận văn Bàn về tự do (On Liberty – 1859) của John Stuart Mill qua bản dịch của Nguyễn Văn Trọng.

Mặc dù được viết ra cách đây đã gần 150 năm nhưng Bàn Về Tự Do vẫn còn nguyên giá trị và là tác phẩm giữ vị trí quan trọng trong tư duy lý luận và tư tưởng phương Tây. Thời Canh tân Minh Trị ở Nhật Bản và thời Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc, hai nước đã cho dịch và phát hành rộng rãi cuốn sách này để mở mang tri thức cho dân tộc.

2 đánh giá cho Bàn Về Tự Do

  1. David Trần

    Với mình , đây là bản tiểu luận ngắn gọn nhất và súc tích nhất nói về Tự Do – một giá trị vốn bắt nguồn từ phương Tây. Vào thời Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản, Bàn về Tự Do của J.S.Mill, Tinh thần Tự Lực của Samuel Smiles, và Khuyến học của Fukuzawa Yukichi là ba quyển sách gối đầu giường của thanh niên Nhật Bản thời đó. Có lẽ tác phẩm này đã phần nào ảnh hưởng đến xã hội Nhật Bản, nó đã xây dựng một nền tảng sẵn có để sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã tạo dựng cho nước họ một thể chế dân chủ giúp đất nước phát triển. Thật buồn là quyển sách này đã được dịch rất sớm ở Nhật, vậy mà phải hơn một thế kỉ sau đó mới thấy nó được dịch ở nước ta . Mình tin rằng các bạn trẻ không nên và không được bỏ qua tác phẩm này vì các bạn là chủ nhân tương lai của đất nước, các bạn phải hiểu được tự do là gì , giới hạn của nó và ý nghĩa của nó trong xã hội, chúng ta đã chậm chân hơn người Nhật trong việc truyền bá khái niệm Tự Do để từ đó xây dựng nên một xã hội tiên tiến. Đọc cái này để các bạn nhận thức được quyền lợi của mình, nhưng tránh trường hợp tự do vô giới hạn. Quyển sách khá nhỏ nhắn nhưng giá trị thì vô cùng to lớn.

  2. Hải Đăng

    Ngày nay tự do đang ngày càng bị lệch lạc hóa cũng một phần bởi cái nghĩa bao quát quá lớn của từ này, tự do thì cũng có nhiều loại có tự do trong hiểu biết, lại có thứ tự do theo kiểu phóng túng tha hóa, đối với bản thân một con người mà nói hiểu được giá trị của tự do, và tự do trong tâm hồn trong sự nhân văn là điều con người rất cần nhưng lại không dễ gì đạt được. Cuốn sách này tuy mới chỉ diễn giải 1 phần của tự do, nhưng chỉ cần thấm nhuần những tinh hoa của nó cũng như thái độ và tinh thần của Mills về tự do bản thân bạn sẽ thấy mình trước nay võ đoán, nhỏ nhen và ích kỷ nhường nào 🙂

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button