Báo Ứng

(5 đánh giá của khách hàng)

Cantor điều hành một sân chơi dành cho trẻ em ở Weequahic, anh là tấm gương mẫu mực về sự rèn luyện sức khỏe, ý chí, và là một con người trung thực, can đảm. Cantor chứng kiến những bệnh nhân đầu tiên của chứng bại liệt trong vùng – là những đứa trẻ mà anh yêu quý và rất ngưỡng mộ anh – hoặc chết, hoặc bị tàn tật vĩnh viễn.

Danh mục:

Báo Ứng lấy bối cảnh là một trận dịch bại liệt ở Newark năm 1944; trận dịch đã nhấn chìm cả một vùng đất vào sự sợ hãi, tang tóc, và đẩy chàng thanh niên tên Bucky Cantor vào một cuộc phiêu lưu quái gở của một “chủ nghĩa anh hùng hụt” và của những mất mát không thể ngờ tới.

Cantor điều hành một sân chơi dành cho trẻ em ở Weequahic, anh là tấm gương mẫu mực về sự rèn luyện sức khỏe, ý chí, và là một con người trung thực, can đảm. Cantor chứng kiến những bệnh nhân đầu tiên của chứng bại liệt trong vùng – là những đứa trẻ mà anh yêu quý và rất ngưỡng mộ anh – hoặc chết, hoặc bị tàn tật vĩnh viễn. Cantor quyết định ở lại đây và coi đó như một hành động đương nhiên trong tình thế này, nhưng rồi cô vợ sắp cưới Marcia của Cantor thuyết phục được anh đến một nơi an toàn là trại hè Indian Hill. Tưởng chừng như ở đây anh thoát khỏi mọi nguy hiểm, nhưng đó mới thực là nơi xảy ra thảm họa, dẫn cuộc đời của Cantor vào sự trầm luân không lối thoát.

5 đánh giá cho Báo Ứng

  1. Nguyen Thang

    Roth là nhà văn người Do Thái nổi tiếng và dĩ nhiên là ông miêu tả khá tốt về những suy nghĩ và nội tâm, cũng như những hoàn cảnh xã hội tác động đến cộng đồng Do Thái ở Mỹ. Câu chuyện kể về cuộc đời của một thầy giáo thể dục Do thái ở Mỹ, từ một co người gan góc, được nhiều học sinh và cộng đồng tôn vinh đến một cuộc sống ảm đạm cuối đời chỉ vì một quyết định ” sai lầm “. Có thể đó là một quyết định bình thường đối với một số người nhưng nhân vật chính đã suy nghĩ đó là một sai lầm và điều đó đã hủy hoại anh, cả thể xác lẫn tinh thần. Lần đầu đọc Roth, k thấy thích lẳm nhưng cũng đáng để thử

  2. Mai Phước Lộc

    Biết đến Roth lần đầu tiên qua tiểu thuyết Người phàm, tôi bị ấn tượng, nói chính xác hơn là bị ám ảnh mãnh liệt bởi văn phong của ông: cô động, nghẹt thở, khắc nghiệt, dửng dưng và đau đớn. Vì vậy, tôi khá thất vọng vì Báo ứng không giống như những gì tôi kỳ vọng. Câu chuyện lan man, chậm rãi, được kể bằng một giọng văn thiếu đột phá, đều đều không có cao trào, ít điểm nhấn, ít kích động. Báo ứng (tựa gốc: Nemeses) được Roth viết vào những năm cuối cùng của sự nghiệp văn chương và được đánh giá rất cao bởi giới chuyên môn và độc giả Mỹ. Vì vậy, tôi rất băn khoăn và tự hỏi liệu truyện chưa cuốn hút có phải do chất lượng của dịch giả và biên tập viên hay không

  3. Trang Vũ

    Tựa gốc của “Báo ứng” là Nemesis, tên của Nữ thần của sự báo thù trong thần thoại Hy Lạp. Với cái tên như vậy, tôi những tưởng Báo ứng xoay quanh câu chuyện về sự trả giá của những sai lầm, toan tính trong quá khứ. Nhưng không, Philip Roth đã đi đưa lên bàn cân một câu chuyện hoàn toàn khác, đó là sự tự dằn vặt, tự trách cứ vì những gì đã không làm, “giá như mà…”. Sẽ không có cái “giá như” nào sẽ trở thành hiện thực cả, cũng không có một tòa án nào, cũng không ai kết án, mà chỉ có bản thân Bucky – nhân vật chính của chúng ta, tự khoác lên mình trách nhiệm bằng chính chủ nghĩa anh hùng của bản thân. Lẽ ra anh phải được cầm súng ra chiến trường, lẽ ra anh phải ở lại sát cánh cùng lũ trẻ, lẽ ra và lẽ ra… Với một câu chuyện đơn giản xoay quanh một trận đại dịch bại liệt, Philip Roth đã tiếp cận với một hướng mới mẻ, nghiêm túc và đầy tự sự. Tôi tin rằng mỗi chúng ta cũng đã ít nhất một lần có những suy nghĩ như của Bucky. Nếu không thể thoát ra được, ta sẽ tự cô lập bản thân, như hình ảnh trái ngược của một Bucky đầy tự tin ném lao với một Bucky tật nguyền về thể chất lẫn tinh thần. Và cũng như những tác phẩm khác của mình, Roth thể hiện một cái nhìn hoài nghi của mình về Chúa: Chúa đã ở đâu và tại sao ông tạo ra căn bệnh bại liệt? Thế có công bằng không?

  4. Liễu Hồ

    Báo ứng là một câu chuyện dựa trên những tư liệu về y khoa một cách chính xác và tỉ mỉ. Truyện kể về căn bệnh bại liệt ở Neward vào năm 1944, căn bệnh không biết bắt nguồn từ đâu, phải chăng từ những kẻ đã nhiễm bệnh cố í rắc tâm phun nước bọt để lây nhiễm cho những đứa trẻ – học trò cưng của thầy giáo Cantor nơi sân chơi anh điều động. Căn bệnh dần lan tỏa và những đứa trẻ chết dần chết mòn và trở thành nỗi ám ảnh của tất cả các bậc phụ huynh. Và rồi chính Cantor cũng phải chạy trốn khỏi ổ dịch này với những lời động viên của người yêu cũng như sự tự an ủi bản thân mình. Nhưng ở nơi làm việc, căn bệnh kinh khủng này lại bùng phát và lấy đi mạng sống của nhiều người khác. Và trên hết Cantor xót xa khi nhận ra rằng mình là người mang mầm bệnh lây nhiễm cho những đứa trẻ vô tội kia. Anh đã dành cả phần đời còn lại để trốn tránh, để u uất và đau khổ, dằn vặt vì những gì mang trên mình không hề hay biết. Truyện khép lại thật buồn, dù rằng dịch bệnh đã đi qua và đã có vacxin phòng ngừa về căn bệnh quái ác này.

  5. Nguyễn Mai Phương

    Báo ứng? Tại sao nó lại có cái tên như thế? Thật là buồn cho những đứa trẻ vô tội phải xa lìa cuộc này khi mà trái tim còn chưa lớn. Khi mà chúng chưa hề biết yêu thương, chưa hề biết gì là xấu xa, là độc ác. Cantor. Khỏe mạnh. Ý chí. Gan góc. Can đảm. Và luôn trung thực. Đời cho anh những cái đó để làm gì? Có phải để anh được nhìn thấy những cái mất mát vô cùng đâu thương kia? Có phải để anh nhìn thấy cái chết luôn rình rập quanh con người? Để anh nhìn thấy toàn sự sợ hãi, tang tóc. Hay là để anh làm một người anh hùng. Philip Roth viết cuốn sách này có lẽ là để giải thích cho cái sự “báo ứng” kia. Nhưng dù sao thì với tôi, trong thế giới không lối thoát tối tăm kia vẫn luôn nhìn thấy ánh sáng. Ở những con người gan dạ, dũng cảm, đầy đức hi sinh như Cantor.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button