Bí Đỏ Và Ông Bảy Số Đề

(1 đánh giá của khách hàng)

“Giàu chi?”. Ờ, giàu chi? Bí Đỏ đâu biết giàu để làm gì đâu. Chỉ biết mẹ hay nói với cha: “Mình ráng làm rồi mình sẽ giàu, mình sẽ đi khỏi cái xóm trọ này!”. Chỉ biết cô Thúy hay càm ràm lúc chú Thy say: “Đã khổ rồi mà còn suốt ngày say xỉn, chừng nào mới giàu nổi hả?”…Giàu chi? Bí Đỏ có biết đâu. Tại Bí Đỏ hay nghe người lớn nói vậy mà…”

Danh mục:

“…Bí Đỏ hỏi ông: “Ông Bảy đánh đề hoài mà có giàu gì đâu?”. Ông trả lời nhẹ tênh: “Giàu chi?”. Ờ, giàu chi? Bí Đỏ đâu biết giàu để làm gì đâu. Chỉ biết mẹ hay nói với cha: “Mình ráng làm rồi mình sẽ giàu, mình sẽ đi khỏi cái xóm trọ này!”. Chỉ biết cô Thúy hay càm ràm lúc chú Thy say: “Đã khổ rồi mà còn suốt ngày say xỉn, chừng nào mới giàu nổi hả?”…Giàu chi? Bí Đỏ có biết đâu. Tại Bí Đỏ hay nghe người lớn nói vậy mà…”

“Mít bảy tuổi, học lớp hai. Có lần nó hỏi tại sao lại gọi nó là Mít mà không phải phải là Xoài, Nhãn hay Chôm Chôm, vì rõ ràng mấy thứ trái cây đó ngon hơn. Tía nó đang đứng rửa chân gần lu nước, nghe nó hỏi thì cười ngất, tía bảo:
“Vì hồi có bầu, mẹ Mít chỉ thèm duy nhất một thứ trái là mít tố nữ.”
“Vậy sao không gọi con là Mít Tố Nữ?”
Tía bẹo má Mít 1 cái , nó la oai oái, tía bảo:
“Dài quá, tía mà gọi con xong thì hết hơi mất”. Cái rồi tía làm điệu bộ khó thở và gọi “Mít Tố Nữ ơi, Mít Tố Nữ à lại đây tía nhờ cái….”
— Trích “Bí đỏ và ông Bảy số đề” —

1 đánh giá cho Bí Đỏ Và Ông Bảy Số Đề

  1. Nguyen Ngoc

    “Quyển sách nhỏ, bài học lớn”
    Ở lối hành văn cũng như bối cảnh của những câu chuyện rất thân thương, gợi nhớ đến những làng quê miền Nam, miền Tây, có bếp lửa hun khói, người bà dịu hiền, có cả những cơn mưa và nhiều thứ khác. Văn phong rất giản dị, không có gì quá đặc biệt nhưng lại lôi cuốn và phảng phất đâu đó một nét buồn,có lẽ đó là cái buồn vu vơ của một bé gái đang tuổi lớn, cái buồn vô định man mác như văn chương của Thạch Lam vậy.
    ” Liên mười ba tuổi, đã biết nhìn sông, nhìn mưa thấy man mác trong lòng”
    Những câu chuyện trong tác phẩm xoay quanh những sự thực hằng ngày, những người con, người cháu, cha mẹ, ông bà và nhiều hơn nữa. Tác phẩm này rất và rất gần với thực tại, nó diễn tả rất đúng và rất thực về phong cảnh hay tâm trạng con người.
    ” mưa lớn quá, nếu nhìn lên cái đèn đường vàng sẽ thấy bóng mưa, xiên xiên; nếu nhìn xuống mé đường sẽ thấy mưa hóa bóng nước, phập phồng; nếu xòe tay ra đón sẽ bắt được cả vốc mưa, buồn và lạnh biết bao nhiêu”
    Tóm lại đây là một tác phẩm khá hay của một bạn trẻ mà mình đoán là người con của miền Tây hoặc Nam bộ, vì trong chất văn của bạn ấy rất gần gũi và có một cái gì đó rất man mác nhưng vô cùng ngây thơ.
    ————————————————-
    ” Lam mang cái đèn lồng lại chỗ Kha, Kha cũng thích nó giống như Lam vậy. Ấy, nhưng mà nến bên trong tắt mất rồi, Kha thò tay vào định lấy ngọn nến nhỏ ra, tay Kha bị cứa vào miếng thành lon, chảy máu. Kha la toáng lên, đạp cho cái lồng đèn xẹp lép. Cái đèn lồng cha làm cho Lam, cái lồng đèn nhỏ xíu mà sáng trưng của Lam. Lam thương cái đèn, Lam cũng hoảng hốt vì tiếng la của Kha, sợ quá, chỉ biết ngồi nhìn trân trân. Bố Kha nghe tiếng nên chạy ra, ông chỉ thấy thằng con trai và cái tay bị rách một đường nhỏ xíu của nó, ông đá phăng cái đèn của Lan ra ngoài hè, rồi ông mắng.
    Cái đèn lồng cho làm cho Lam mà! Mẹ ơi họ lại mắng Lam…
    Lam chạy về nhà, chỉ có mẹ ở nhà thôi, cha Lam chưa về, khi chú cuội lên cung trăng thắp đèn thì cha mới về. Lam chạy về nhà rúc vào lòng mẹ và mếu máo… Tiếng khóc ngô nghê của đứa nhỏ sáu tuổi lan vào từng tấm ván ép mỏng dính tạm bợ”
    ( trích)

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button