Bí Mật Chiếc Xô Cảm Xúc

(5 đánh giá của khách hàng)

Mỗi người cũng có một cái gáo vô hình. Mỗi lần tiếp xúc với ai đó, ta dùng cái gáo ấy để đổ đầy hoặc làm vơi đi chiếc xô của người khác. Mỗi khi quyết định làm đầy chiếc xô người khác, nghĩa là ta cũng đang làm đầy chiếc xô của chính mình.Trong hơn năm mươi năm qua, học thuyết “Cái Gáo và Chiếc Xô” đã được hàng triệu người trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng và công nhận. Và ngay từ bây giờ, bạn cũng có thể vận dụng học thuyết này vào cuộc sống của mình để cảm nhận những điều khác biệt mà nó đem lại.

Danh mục:

Giới thiệu

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng yêu thương và có thể đã bị tổn thương hoặc gây ra thương tổn cho một người nào đó. Những lúc như vậy, ắt hẳn tất cả chúng ta đều cảm thấy lòng nặng nề và nhiều trăn trở. Chúng ta đều biết, cuộc sống của mỗi người được hình thành thông qua hàng loạt mối quan hệ tương tác trong xã hội, nhưng không phải ai cũng biết cách tự điều chỉnh thái độ để những mối quan hệ này diễn ra như những gì mình mong muốn.

Có thể nói, trong mỗi người chúng ta đều ẩn chứa một “chiếc xô” vô hình. Nó tràn đầy hay trống rỗng tùy thuộc vào cung cách ứng xử của ta với những người xung quanh và ngược lại. Khi “chiếc xô” đầy, cảm giác của ta lúc ấy thật thoải mái và dễ chịu nhưng khi nó trống rỗng, ta sẽ cảm thấy cuộc sống thật tồi tệ.

Mỗi người chúng ta ai cũng có một “cái gáo” vô hình. Khi dùng “cái gáo” ấy làm đầy “chiếc xô” của người khác – bằng lời lẽ hay hành vi khơi gợi cảm xúc tích cực trong họ – thì đồng thời, ta cũng đang làm đầy “chiếc xô” của mình. Nhưng khi ta dùng “cái gáo” đó làm cạn “chiếc xô” của người khác – bằng những lời lẽ và hành vi làm giảm cảm xúc tích cực của họ – thì ta cũng đang làm vơi đi “chiếc xô” hạnh phúc của chính mình.

Như niêu cơm thần trong những câu chuyện cổ, “chiếc xô” đầy đem đến cho ta cái nhìn tích cực và niềm vui sống mỗi ngày. Từng giọt nước trong “chiếc xô” ấy khiến ta sống mạnh mẽ và lạc quan hơn.

Ngược lại, “chiếc xô” rỗng khiến ta cảm thấy bi quan trước cuộc đời, mỏi mệt và không muốn phấn đấu cho tương lai. Đó là lý do tại sao mỗi khi ai đó làm vơi “chiếc xô” cảm xúc của ta, ta cảm thấy tổn thương và đau lòng.

Mỗi ngày, chúng ta luôn có hai sự chọn lựa: hoặc làm đầy hoặc khiến cho chiếc xô của người khác vơi đi. Mỗi sự chọn lựa đều ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ, năng suất làm việc cũng như sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Vì vậy, hãy làm cho cuộc sống của mình cũng như mọi người xung quanh tốt đẹp hơn bằng một lựa chọn sáng suốt, bạn nhé!

“Với văn phong nhẹ nhàng, lối ẩn dụ đơn giản cùng những kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong hơn 50 năm nghiên cứu của tác giả, cuốn sách Bí mật Chiếc xô Cảm xúc không chỉ giúp bạn hiểu về ảnh hưởng tương tác của thái độ sống đến những mối quan hệ xã hội, năng suất lao động, sức khỏe, cũng như tuổi tác của con người mà còn đem đến cho các bạn phương pháp tăng cường những khoảnh khắc tích cực trong cuộc sống, nâng cao năng suất lao động cũng như hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực đối với mỗi người” — First News

Đọc thử

TỪ MỘT CÂU CHUYỆN THỜI HẬU CHIẾN…

Khi bắt đầu những trang viết đầu tiên của cuốn sách này, tôi đã ngạc nhiên hỏi ông: “Tại sao ông lại quyết định nghiên cứu về những hành vi chuẩn mực ở con người?”. Trả lời cho câu hỏi này, ông bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện về một trường hợp nghiên cứu mà kết quả của nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến ông, khiến cho sự nghiệp cũng như toàn bộ cuộc đời ông chuyển sang một bước ngoặt mới. Câu chuyện ấy thật sự khiến người nghe phải xúc động và suy nghĩ.

Sau chiến tranh Triều Tiên, thiếu tá quân y William E. Mayer, sau này trở thành nhà tâm lý học hàng đầu của quân đội Mỹ, đã nghiên cứu 1.000 tù binh Mỹ, những người đã trở về từ trại giam của đối phương. Ông đặc biệt quan tâm đến những trường hợp bị tác động ghê gớm từ một cuộc chiến tranh tâm lý kỳ lạ nhất được ghi chép lại trong lịch sử.

Theo những tài liệu được lưu lại, so với những cuộc chiến khác trong lịch sử, cuộc sống của đa số tù binh Mỹ trong các trại giam của quân đội Triều Tiên đều không quá tồi tệ. Họ có đầy đủ thức ăn, nước uống và chỗ ở cũng tương đối tốt. Họ không bị giam cầm trong những hàng rào kẽm gai với những lính canh được trang bị kỹ càng. Thậm chí, họ cũng không hề bị tra tấn hay phải gánh chịu bất kỳ nhục hình nào. Trong các trại giam này, hầu như không có trường hợp vượt ngục nào xảy ra và hơn thế nữa, một số tù binh Mỹ còn kết giao cả với những binh lính canh giữ mình. Thế nhưng tỷ lệ thiệt mạng của tù binh Mỹ trong những trại giam này lại rất cao. Tại sao lại như vậy?

Các tài liệu cũng cho biết, sau khi chiến tranh kết thúc, những tù binh sống sót được trao trả cho một đội Chữ Thập Đỏ quốc tế ở Nhật Bản, và họ được phép gọi điện báo cho người thân biết những tin tức về mình. Thế nhưng, rất ít người tận dụng cơ hội này. Không những thế, trở về sau cuộc chiến, những người lính này hầu như chẳng duy trì bất kỳ mối quan hệ nào với nhau.

Theo mô tả của Mayer, mỗi người tựa như “một xà lim cô đơn… tuy không phải bằng sắt thép hay xi măng”.

Khi tiến hành nghiên cứu, Mayer đã phát hiện ra một triệu chứng lạ ở những tù binh này – chứng tuyệt vọng cực độ. Trong bóng tối của thế giới khép kín, với cặp mắt vô hồn, tinh thần rệu rã, họ không ăn uống gì và nhiều người đã chết lịm đi chỉ trong vòng hai ngày.

Một số quân nhân Mỹ tự đặt tên cho căn bệnh này là “từ bỏ”. Trong khi đó, thuật ngữ y khoa gọi là “mirasmus”, và theo cách giải thích của Mayer, đó là “sự thiếu sức kháng cự, sự thụ động chấp nhận”. Nếu các tù binh này bị đánh đập, bị phun nước bọt vào mặt hay bị bạt tai, có thể họ sẽ nổi giận, phản kháng; và cơn giận dữ sẽ trở thành động lực thúc đẩy bản năng sinh tồn trong họ. Thế nhưng trên thực tế, họ đã không có được những động lực này và đã chết một cách đơn giản mà y học chẳng thể đưa ra kiến giải nào hợp lý.

Theo kết quả của cuộc điều tra, tỷ lệ tử vong của binh lính Mỹ trong các trại tù binh này cao đến mức khó tin – 38%. Đây là tỷ lệ tù binh tử vong cao nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ. Nhưng điều khiến dư luận kinh ngạc hơn là một nửa trường hợp tử vong là do chính các tù binh tự bỏ cuộc. Họ hoàn toàn đầu hàng – cả về thể xác lẫn tinh thần. Rõ ràng, chứng “mirasmus” đã trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ tử vong này.

Nhưng tại sao điều này lại xảy ra? Câu trả lời nằm ở chiến lược tâm lý được áp dụng trong các trại tù binh – chiến lược mà bác sĩ Mayer gọi là “vũ khí tối thượng” của chiến tranh.

Trạng thái tâm lý tiêu cực là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ 38% tù binh Mỹ thiệt mạng – tỷ lệ cao nhất trong lịch sử quân đội Mỹ.

“Vũ khí tối thượng”

Theo điều tra của Mayer, trong cuộc chiến tranh tâm lý đặc biệt này, mục tiêu của quân đội Triều Tiên là “loại bỏ sự hỗ trợ về mặt tinh thần trong các mối quan hệ cá nhân của những tù binh”. Họ gần như đã đạt được mục tiêu đề ra bằng cách sử dụng bốn chiến thuật cơ bản:

● Chỉ điểm

● Tự phê

● Từ bỏ lòng trung thành với các cấp chỉ huy và tổ quốc

● Ngăn chặn sự hỗ trợ của cảm xúc tích cực

Để khuyến khích các tù binh thực hiện chiến thuật đầu tiên, họ thưởng thuốc lá cho những ai chỉ điểm đồng đội mình. Thật ra, mục đích của chiến thuật này là phá vỡ mối quan hệ giữa các tù binh. Quân đội Triều Tiên hiểu rằng trong thời điểm này, nếu để các tù binh Mỹ tự làm mất đi cảm xúc tích cực của đồng đội họ, thì có thể một ngày nào đó, họ sẽ quay sang làm hại lẫn nhau.

Trong khi đó, để tăng cường tự phê, tù binh Mỹ được chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 10 đến 12 người. Mỗi lần sinh hoạt nhóm, các tù binh buộc phải tự thú nhận và công khai trước cả nhóm về những hành vi tội lỗi mà họ đã phạm phải – cũng như về những điều tốt đẹp mà lẽ ra họ nên làm. Thay vì thú tội trước những người đang giam giữ mình, các tù binh Mỹ làm điều này trước mặt nhau và nó đã khiến cho sự quan tâm, tin tưởng và lòng tôn trọng mà họ dành cho nhau bị tiêu hủy một cách nhanh chóng.

Với chiến thuật thứ ba, quân đội Triều Tiên đã từng bước đạt được mục tiêu đề ra bằng cách triệt tiêu lòng trung thành của những tù binh đối với cấp trên của họ. Trong báo cáo của mình, Mayer kể: Có lần, một đại tá ra lệnh cho một người lính của mình không được uống nước đọng trên cánh đồng gần trại. Ông biết những vi khuẩn trong vũng nước đó có thể giết chết người lính này. Thế nhưng, người lính nhìn lại vị chỉ huy rồi lên tiếng: “Này, ở đây ông không còn là đại tá nữa. Ông chỉ là thằng tù dơ bẩn như tôi thôi. Hãy lo việc của ông, còn tôi, tôi tự biết lo cho mình”. Và chỉ vài ngày sau đó, người lính xấu số ấy đã chết vì bị bệnh kiết lỵ. Trong một câu chuyện khác, Mayer kể rằng, một lần, bốn mươi tù binh đã hoàn toàn thờ ơ và vô cảm trước cảnh ba đồng đội của họ đang lâm bệnh nặng bị một số tù binh khác ném ra khỏi lều và bị bỏ mặc cho đến chết. Tại sao họ lại bàng quan như vậy? Mayer lý giải, bởi vì họ cho rằng “đó không phải chuyện của họ”. Mối liên hệ giữa những con người này đã hoàn toàn bị cắt đứt. Bao nhiêu thâm tình trước đây đã bị lãng quên. Giờ đây, họ chẳng còn chút ý niệm gì về tình bạn, tình đồng đội một thời từng gắn kết họ với nhau.

Nhưng có thể nói, chiến thuật ngăn chặn sự hỗ trợ của cảm xúc tích cực cùng với việc nhận chìm tù binh trong biển suy tư tiêu cực mới chính là đỉnh điểm của cuộc chiến tranh đặc biệt này. Quân đội đối phương giữ lại hoặc thủ tiêu mọi thư từ có nội dung động viên, an ủi và chuyển tận tay các tù binh những bức thư báo tin người thân qua đời hoặc vợ nộp đơn ly dị. Thậm chí, các tù binh còn nhận được cả những hóa đơn quá hạn gửi từ Mỹ – chỉ trong thời gian hai tuần kể từ ngày chúng được ký. Và ảnh hưởng của chiến thuật này thật khủng khiếp. Nhiều tù binh đã hoàn toàn tuyệt vọng khi cho rằng mình chẳng còn gì để phấn đấu và tồn tại. Mất niềm tin vào chính mình, người thân, tổ quốc và cũng không còn cả đức tin, những tù binh này “sa vào kiểu sống cô độc trong cảm xúc và tâm lý, điều mà từ xưa đến nay, chưa người nào phải trải qua” – Mayer kết luận.

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

6 cuốn sách nên đọc để kiểm soát cảm xúc - 6 cuốn sách sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc, làm chủ tâm trí, lời nói trong mọi tình huống để giao tiếp, xử lý công việc một cách khách quan và sáng suốt nhất. Bắt sóng cảm xúc - Bí mật lực hấp dẫn Đến từ Ori và Rom Brafman, hai tác… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

5 đánh giá cho Bí Mật Chiếc Xô Cảm Xúc

  1. Ninh Ninh

    Bí mật chiếc xô cảm súc-tên bìa cuốn sách đã gợi cho mình sự tò mò.Và khi lật từng trang đọc cuốn sách này mình đã đi đến hết cảm súc ngạc nhiên này đến cảm súc ngạc nhiên,sững sờ khác.Cuốn thực sự khá mỏng thôi (mình đọc hết chưa đến 1 tiếng) nhưng chứa trong đó là cả một tâm huyết nghiên cứu lớn lao của cả 2 tác giả,hơn nữa cuốn sách đã giúp mình làm thế nào để chiếc xô cảm súc luôn được đong đầy chỉ bằng cách nhỏ thôi hãy luôn yêu thương,hãy luôn tích cực.Chỉ bằng những dẫn chứng của các kết quả thí nghiệm,nghiên cứu tâm lý thôi nhưng nó đã tác động rất lớn tới người đọc và chắc chắn mình sẽ phải đọc cuốn sách nhiều lần 🙂

  2. Xí Kuro

    Trong một lần lướt web để tìm sách hay, vô tịnh đọc một bình luận của một bạn nói rằng cuốn sách Bí mật chiếc xô cảm xúc đã làm thay đổi suy nghĩ và cuộc sống của bạn ấy, mình cũng tò mò mua về đọc thử. Đúng như lời bạn ấy nói, khi đọc xong mình cũng thấy suy nghĩ tích cực hơn so với lối suy nghĩ tiêu cực mình hay nghĩ đến trong mọi hành động, việc làm trước đây. Và từ bây giờ trở đi, mình sẽ cố gắng suy nghĩ tích cực giống như hai ông cháu trong sách. Dù có khó khăn hay gặp trở ngại thì mình sẽ cố gắng nghĩ theo hướng tích cực nhất có thể và sẽ là chiếc gáo làm đầy cảm xúc của người khác để chiếc xô của mình luôn luôn được đầy.

  3. Trần Nguyễn Kỳ Cẩm

    Cảm xúc con người thật khó tả. khi tôi chưa đọc cuốn sách này, tôi không và chưa kiểm soát được cảm xúc của mình. nhiều vấn đề tôi cứ để cảm xúc tự do, không kiểm soát gây ra những kết quả không tốt.nhưng từ khi biết về chiếc xô cảm xúc, tôi đang học cách tư từ để cảm xúc được điều khiển đúng cách, để chính mình cảm thấy tốt hơn trong mọi công việc và trong vấn đề các mối quan hện trong cuộc sống. đây thực sự là một cuốn sách đáng giá. đáng để cho tôi và các bạn bỏ ra một buổi cafe để mua về đọc và suy ngẫm

  4. Nguyễn Thị Vy

    Lần đầu nhìn thấy cuốn sách này, mình đã bị thu hút ngay lập tức bởi dòng chữ “Bí mật chiếc xô cảm xúc”. Nó gây cho mình sự tò mò muốn tìm hiểu xem tác phẩm này chứa đựng những gì. Và sau vài ngày đọc, mình cảm thấy vô cùng hài lòng vì đã lựa chọn nó. Cuốn sách đem đến nhiều bài học ý nghĩa và bổ ích về cuộc sống của chính chúng ta, mỗi trang sách lại chứa đựng những bật mí, những điều bất ngờ lý thú khiến độc giả muốn đọc đi đọc lại nhiều lần. Hai tác giả Tom Rath và Donald có một cách tiếp cận rất gần gũi và nhẹ nhàng, với những triết lý sâu sắc nhưng vẫn dễ hiểu và cảm nhận. Đây thực sự là một cuốn sách cần có trong tủ sách của mỗi người, vì nó giúp chúng ta hiểu chính mình, hiểu cuộc sống xung quanh mình hơn.

  5. Phạm Minh Hằng

    Mỗi người ai cũng có một cái xô cảm xúc và có một cái gáo để làm đầy hoặc làm vơi chiếc xô cảm xúc của người khác. Lựa chọn thế nào là quyền của bạn. Tuy nhiên điều quan trọng là khi làm đầy chiếc xô cảm xúc của người khác thì chiếc xô cũng bạn cũng sẽ được làm đầy theo. Cuốn sách là công trình nghiên cứu tâm lý, thu thập những câu chuyện về cảm xúc của hai ông cháu. Cả hai người đều bị mắc bệnh ung thư nhưng chiếc xô cảm xúc của họ thì chẳng bao giờ vơi cả. Tâm hồn họ luôn tràn đầy cảm xúc tích cực. Cuốn sách sẽ bật bí những bí mật về chiếc xô cảm xúc, về việc làm đầy chiếc xô có ý nghĩa thế nào đối với mỗi người.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button