Bí Quyết Đối Mặt Với Căng Thẳng Của Người Thành Công

Bí Quyết Đối Mặt Với Căng Thẳng Của Người Thành Công vượt xa kiến thức thông thường như ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc, và nếu bạn vẫn vô cùng bận rộn thì “hít một hơi thật sâu và đi bộ vòng quanh khu phố”. Nhiều người nhận thấy những phương pháp đó hữu ích, nhưng không đủ trong bối cảnh mà những yêu cầu của cuộc sống hiện đại đang gây ảnh hưởng xấu đến thành tích và chất lượng cuộc sống của họ.

Danh mục:

Giới thiệu

Đây là cuốn sách mang tới cho bạn những bí quyết để đạt được thành công, vượt qua những áp lực phổ biến nhất của bản thân để hướng tới đích đến đã được vạch sẵn.

Tác giả cuốn sách đã từng đào tạo và huấn luyện hơn 6000 người và từng khảo sát trên rất nhiều CEO của hàng trăm doanh nghiệp. Có tới 71% các giám đốc điều hành cho rằng khả năng phục hồi, biến trở ngại thành cơ hội là rất quan trọng trong việc xác định giữ ai ở lại. Trong cuốn sách này ông sẽ trình bày những cách để vượt qua khủng hoảng, sự tức giận, những trở ngại một cách hiện quả nhất. Bạn sẽ trở nên nổi bật trong tổ chức, đi đầu trong các lĩnh vực của mình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống riêng.

Bạn sẽ biết cách đối phó với căng thẳng, nhưng hơn thế nữa, bạn sẽ biết làm thế nào để biến trở ngại thành cơ hội để bạn có thể loại bỏ những tác nhân gây nên căng thẳng. Bạn sẽ có thể chịu được khối lượng công việc và loại bỏ những suy nghĩ phức tạp không cần thiết để tập trung vào những ý tưởng mới sẽ giúp bạn nổi bật so với những người còn lại. Bạn sẽ biết cách để thúc đẩy và thuyết phục người khác làm theo đề xuất của bạn (và thôi không lãng phí năng lượng vào việc nổi nóng). Bạn sẽ có can đảm để lên tiếng trong cuộc họp và theo đuổi các khách hàng có vẻ ở tầm cao hơn bạn. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó khăn hay trở ngại, bạn sẽ có các công cụ để vượt qua và làm cho nó đi theo ý bạn muốn.

Bí Quyết Đối Mặt Với Căng Thẳng Của Người Thành Công vượt xa kiến thức thông thường như ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc, và nếu bạn vẫn vô cùng bận rộn thì “hít một hơi thật sâu và đi bộ vòng quanh khu phố”. Nhiều người nhận thấy những phương pháp đó hữu ích, nhưng không đủ trong bối cảnh mà những yêu cầu của cuộc sống hiện đại đang gây ảnh hưởng xấu đến thành tích và chất lượng cuộc sống của họ.

Đọc thử

ĐỐI MẶT VỚI CĂNG THẲNG: TỪ TÌNH TRẠNG SỐNG SÓT ĐẾN THÀNH CÔNG

Hãy tưởng tượng rằng, một người phản ứng với những khó khăn và tình huống bất ngờ hàng ngày bằng cách chỉ nghĩ về các giải pháp ngắn hạn thay vì nhìn vào những điều tốt nhất cho tương lai. Không thể nhìn thấy những phương pháp hay những cơ hội mới, họ chỉ nhìn vào quá khứ để tìm ra giải pháp. Họ tập trung vào vấn đề chứ không phải toàn bộ bối cảnh. Họ phản ứng thái quá, họ lo lắng không biết liệu tình hình này còn có thể tồi tệ đến mức nào, họ luôn trong trạng thái lo lắng và cảnh giác.

Nếu bạn có một nhân viên như vậy, liệu bạn có kì vọng anh ta hoặc cô ta sẽ đổi mới không? Và trên thực tế, người nhân viên đó có thể không gắn bó lâu dài với bạn được. Tuy nhiên, những gì tôi vừa mô tả là một loạt các phản ứng căng thẳng và thiếu kiểm soát điển hình. Do không hề nhận ra điều đó, chúng ta có những cách giải quyết không hiệu quả khi đối mặt với căng thẳng. Ngày qua ngày, những phản ứng này ngăn cản chúng ta tiến đến cấp độ tiếp theo trong nấc thang thành công. Rõ ràng là, nếu không chủ động và tích cực tìm ra giải pháp để đạt được thành công khi đối mặt với căng thẳng, thì chúng ta có thể không bao giờ thành công được.

Tất nhiên là chúng ta muốn kiểm soát tốt hơn cách chúng ta phản ứng. Chúng ta muốn có những hành động chín chắn chứ không phải thụ động, và những hành động hướng tới mục đích tương lai. Chúng ta muốn xây dựng giá trị lợi ích lâu dài – không chỉ cho bản thân, mà còn cho tất cả những người ta đang làm việc cùng nữa. Chúng ta muốn giải quyết vấn đề bằng giải pháp tốt nhất, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tiết kiệm sinh lực. Đó chính là hành động của một người thành công khi đối mặt với căng thẳng! Một khách hàng đã mô tả sự chuyển đổi của anh ta từ phản ứng căng thẳng điển hình đến phản ứng có kiểm soát như sau: “Nó giống như tôi đang lái một chiếc xe cồng kềnh mà không bẻ lái tốt, và bây giờ tôi bước vào một chiếc Porsche vậy. Hiệu quả làm việc của tôi đã tăng vượt bậc.”

Hãy phân tích cụ thể hơn về những trải nghiệm bạn có thể có khi kiểm soát tốt hơn phản ứng của mình trước những khó khăn trong ngày. Chúng ta sẽ bắt đầu với một ví dụ. Đây là kịch bản “Trước”:

Lúc này là 4 giờ và bạn đang ngồi ở bàn làm việc. Đó là một ngày bận rộn, nhưng cũng sắp đến cuối ngày rồi. Bạn và vợ (hay chồng) mình hẹn gặp nhau tại trường học của cô con gái 11 tuổi để xem vở kịch cuối năm trong hai tiếng nữa. Đột nhiên, sếp của bạn gọi bạn vào phòng làm việc riêng. Khủng hoảng. Quản lý bộ phận của bạn đang suy nghĩ tới những thay đổi chiến lược về nhân sự, theo đó sẽ kéo nguồn lực chủ chốt ra khỏi nhóm của bạn. Sếp cần bạn thuyết trình 10 phút về dự án lớn của bạn tại cuộc họp với chủ tịch và quản lý cấp cao vào sáng ngày mai lúc 9 giờ. Bạn không chắc chắn chính xác những gì sếp muốn, nhưng bạn đã bắt đầu cảm thấy choáng ngợp, vì vậy bạn quyết định rời khỏi phòng của sếp và bắt tay vào việc ngay lập tức. Trên đường quay trở lại bàn làm việc, bạn suy nghĩ lan man: Nếu số lượng người trong nhóm bị cắt giảm, liệu bạn có nằm trong số đó không? Bạn tự nhủ: “Đừng nghĩ đến điều đó!” nhưng vẫn không tránh khỏi việc cảm thấy một chút hoảng loạn. Bạn thấy tim mình đập dồn dập. Bạn tưởng tượng cuộc họp ngày mai sẽ diễn ra như thế nào. Tại sao ngài chủ tịch lại muốn bạn trình bày? Nếu bạn mắc lỗi, hoặc nói điều gì đó mà chủ tịch cho là nhàm chán thì sao? Bạn cảm thấy bụng dạ cồn cào. Bạn nhớ lại rằng sếp của mình vừa gặp chủ tịch một tuần trước đây, vì vậy bạn tự hỏi tại sao bây giờ bà ấy mới đề cập chuyện này với bạn. Bạn cảm thấy bực bội, quai hàm và cơ cổ cứng lại.

Bạn cảm thấy việc chuẩn bị bài thuyết trình bây giờ khá là áp lực, bởi nếu bỏ lỡ vở kịch của con gái thì bạn sẽ gia nhập hội những ông bố bà mẹ tồi. Theo bản năng, bạn biết mình sẽ hoàn thành công việc bằng cách nào đó, nhưng bạn nghĩ rằng như thế sẽ căng thẳng. Tệ hơn nữa, bạn không biết liệu bạn có tự hào về những gì bạn làm không. Bạn thấy hoàn toàn bị mắc kẹt!

Bạn ngồi xuống bàn làm việc và cố gắng động não, nhưng chỉ tiếp tục có suy nghĩ phiến diện. Bạn liên tục có những ý tưởng tương tự lặp đi lặp lại và thật khó để tập trung. Bạn đau đầu cố gắng để nhớ nơi đã lưu bài thuyết trình mà đồng nghiệp đã làm ở cuộc họp khởi động để tham khảo. Nhưng bạn đang dần hết thời gian. Vì vậy, bạn tự nhủ rằng mình sẽ chọn ý tưởng đầu tiên mà bạn nghĩ đến, đó là mô tả dự án và những mốc quan trọng trong dự án.

Cho đến khi bạn bắt đầu có một chút động lực thì cấp dưới chạy đến mang cho bạn bản báo cáo. Bạn liếc nhìn bản báo cáo và để ý thấy những con số ở cột cuối cùng hơi kì lạ. Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải dành thời gian để giải thích lại cho anh ta. Bạn nghĩ về lịch trình kín đặc của mình. Thậm chí không biết đến khi nào bạn mới có thời gian xem lại bản báo cáo đó một lần nữa? Bạn cảm thấy bực bội. Giọng nói của bạn pha bực tức khi bạn phản hồi lại với anh ta.

Bạn hoàn thành dự thảo, và sau đó vội vàng đến xem vở kịch của con gái. Bạn đến trước giờ biểu diễn có một phút. Phải mất khá nhiều thời gian để có thể ổn định chỗ ngồi, nhiều đến mức bạn không thực sự để tâm cho đến màn diễn thứ hai. Đêm đó, bạn thao thức, lo lắng về bài thuyết trình. Vào buổi sáng, bạn thấy lo lắng khi bước vào cuộc họp và vẫn không chắc chắn bài thuyết trình của mình có đúng với những gì sếp mong muốn hay không. Bài thuyết trình của bạn không có vấn đề gì lớn, nhưng bạn quay cuồng với những câu hỏi hóc búa về chiến lược cho tương lai. Bạn cảm thấy bị đe dọa, nên tránh lên tiếng, ngay cả khi bạn có một điều gì quan trọng để nói. Sau cuộc họp bạn lại tiếp tục làm việc, nhưng cảm thấy lo lắng trong suốt phần ngày còn lại. Khi bạn vô tình gặp sếp tại hành lang, bạn lo lắng không biết rằng liệu bà ấy có nói gì về cuộc họp không.

Trong kịch bản này, phản ứng với căng thẳng của bạn gồm một loạt các hiệu ứng lồng ghép, cái sau hòa với cái trước. Một phản ứng vật lý căng thẳng dẫn đến tư tưởng hoảng loạn và bị phân tán. Nó hạn chế khả năng tìm ra giải pháp tốt nhất và khả năng phán xét của bạn.

Khi bạn không thể hiện tốt nhất khả năng của mình, bạn dần dần mất đi sự tự tin và đặt nhiều áp lực hơn cho chính mình trong những tình huống tiếp theo..

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

17 quyển sách kỹ năng làm việc hay giúp bạn làm ít được nhiều - 17 quyển sách kỹ năng làm việc giúp bạn xác định những mục tiêu ưu tiên, khắc phục tình trạng trì trệ trong công việc từ đó phát triển và gặt hái nhiều thành quả vượt bậc trong sự nghiệp của mình. Hoàn Thành Mọi Việc Không Hề Khó Làm thế nào để đạt được… Đọc thêm
Những cuốn sách giúp bạn giải tỏa stress và cân bằng cuộc sống - Cuộc sống với bao bộn bề, lo âu, căng thẳng, áp lực của công việc, học tập và gia đình; con người dễ rơi vào tâm trạng stress. Stress không phải là một loại bệnh nhưng nếu không biết cách khắc phục nó, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe… Đọc thêm
19 sách kỹ năng sống hay thay đổi cuộc sống của bạn - 19 sách kỹ năng sống hay được viết bằng một phong cách gần gũi và dí dỏm sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn, dạy bạn cách vượt qua nghịch cảnh, trung thực với chính mình. Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác Bạn có dễ bị tác động bởi cách hành… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bí Quyết Đối Mặt Với Căng Thẳng Của Người Thành Công”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button