Bí Quyết Thành Công Của Obama

(1 đánh giá của khách hàng)

Chắc hẳn ai trong số các bạn cũng biết đến Obama, một trong những người quyền lực nhất thế giới hiện hay, tuy nhiên không phải ai cũng biết được con đường để mà ông có thể đi lên từ 2 bàn tay trắng. Đọc quyển sách này chúng ta còn có thể biết thêm về giới chính trị khắc nghiệt ở Mỹ cũng như sự quyết tâm, nỗ lực không mệt mỏi của Obama để có thể được làm tổng thống. Bên cạnh đó, quyển sách còn giúp chúng ta hiểu được bên cạnh sự thành công của một người không chỉ có tài năng mà đôi khi rất cần những điều… may mắn. Obama là 1 ví dụ điển hình và nếu bạn muốn tìm hiểu những điều trên thì đây là một quyển sách thật tuyệt vời cho bạn.

Danh mục:

Giới thiệu

Có mơ ước sẽ có hy vọng, có lý tưởng sẽ tạo ra những kỳ tích lớn. Obama, vị Tổng thống được kỳ vọng sẽ đem đến những đổi thay cho nước Mỹ là một người hết sức đặc biệt.

Là người da màu gốc Phi đắc cử Tổng thống Mỹ, thắng lợi của Obama đã chứng minh, cơ hội luôn nằm trong tay bạn, với điều kiện, bạn phải có lòng dũng cảm để nắm lấy.

Để có được những thành công liên tiếp trong sự nghiệp, trở thành ông chủ của Nhà Trắng Mỹ, con đường đã đi của Obama như thế nào? Bí quyết thành công của vị tổng thống này là gì? Làm thế nào để mỗi người có thể nắm lấy cơ hội của cuộc sống cũng như tương lai của bản thân, từ đó đi tới thành công? Cuốn sách Bí Quyết Thành Công Của Obama sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này.

Đọc thử

TRƯỞNG THÀNH TỪ NGÔI NGƯỜI DANH TIẾNG – HỌC VIỆN LUẬT, ĐẠI HỌC HARVARD

“Mãi mãi không bao giờ tồn tại sự công bằng tuyệt đối, suốt ngày than thở bất công thì chẳng bao giờ làm nổi việc gì”.

B. Obama trưởng thành từ trường Luật Đại học Harvard, vì thế chúng ta sẽ bắt đầu câu chuyện từ nơi này.

1. Lính mới của trường Luật đại học Harvard

Vào 5 giờ sáng ngày Chủ Nhật của tháng 2 năm 1990 tại Chicago, Mỹ.

Gió mùa đông bắc gào thét cả một ngày, và rồi sau đó là những bông hoa tuyết li ti rơi xuống bám chặt vào ô cửa sổ.

Michelle Robinson mệt mỏi sau cả ngày làm việc. Vì đang có một vụ cần giải quyết nên cô đã phải làm đến 12 giờ đêm mới đi ngủ. Lên giường nhưng không nhắm mắt ngủ nổi vì trong đầu hiện lên toàn những tình tiết vụ án. Vừa chợp mắt được một lát thì tiếng chuông điện thoại reo vang khiến Michelle Robinson bừng tỉnh. Michelle Robinson vội nhấc điện thoại ngay.

Michelle Robinson nhận được điện thoại của B. Obama thông báo đã trúng cử vị trí Chủ tịch tạp chí Harvard Law Review, là Chủ tịch da đen đầu tiên từ hơn 100 năm nay của tờ tạp chí này. Vậy là người da đen đã có điểm bứt phá khỏi con số 0. Điều này đáng chúc mừng lắm chứ. Cô vui không chỉ vì Obama là người yêu của mình mà quan trọng hơn, Obama còn là “đồng bào” có cùng màu da với cô.

Hai người trò chuyện với nhau hơn một tiếng, lúc đó đã là 6 giờ sáng. Michelle Robinson không ngủ nữa vì tinh thần phấn chấn, vì thắng lợi của người yêu.

Hơn một năm trước, Michelle Robinson cũng tốt nghiệp tại Học viện Luật thuộc Đại học Harvard. Michelle Robinson học ở đây ba năm và giành được học vị Tiến sĩ Luật. Hồi ấy, Michelle Robinson vừa tốt nghiệp Đại học liền đăng ký thi vào Học viện Luật Harvard và trở thành một trong hơn 800 người may mắn được nhận vào học từ hơn 7.000 đơn xin theo học. Cuối cùng, Michelle Robinson sánh vai cùng 550 người vào học tại Harvard, trở thành tân sinh viên của Học viện Luật. Khi ấy họ được chia thành các lớp, mỗi lớp khoảng 80 học viên, môn bắt buộc thì như nhau, môn tự chọn thì tùy mỗi người và cùng cạnh tranh vị trí thành tích.

Với mỗi sinh viên đại học Harvard thì năm đầu có thể nói là năm vô cùng vất vả. Trước tiên phải hoàn thành những môn học nặng nề, tiếp đó phải cạnh tranh với những đối thủ nặng ký để có được vị trí xếp hạng trong bảng thành tích. Mỗi ngày được ngủ 4 đến 5 tiếng đã là xa xỉ lắm rồi, nhiều khi bận rộn đến độ hai – ba ngày mới được ngủ năm tiếng, bởi phải dành tất cả thời gian để kịp hoàn thành bài thầy giao.

Vị trí xếp hạng thành tích của năm học đầu tiên phần lớn đã định vị quỹ đạo cuộc sống của mỗi người đối với sự phát triển lâu dài.

Hàng năm, Học viện Luật của trường mời thêm một số luật sư danh tiếng từ các Văn phòng luật sư lớn đến giảng bài. Phần lớn các Văn phòng luật sư nổi tiếng ở Mỹ đều có trụ sở đặt tại Boston. Cũng chính những văn phòng luật sư này luôn để ý đến sự phát triển của các sinh viên đại học Harvard. Những sinh viên xuất sắc là mục tiêu để các công ty tranh giành nhau. Cũng chính nhờ vị trí xếp hạng này mà những sinh viên có thứ hạng cao luôn dễ dàng tìm được công việc cho thực tập ngay từ kỳ nghỉ hè của năm thứ hai. Sau khi tốt nghiệp ra trường, hướng đi của những sinh viên này đã có bước đệm cơ bản. Sinh viên của trường vì thế luôn cố gắng học hết mình. Kết quả cạnh tranh của năm học đầu tiên có thể nói là nhân tố quan trọng quyết định tương lai của họ.

Học viện Luật Harvard nằm ở thành phố Boston, bang Masskachusset bờ biển Đông nước Mỹ, là một học viện thuộc Đại học Harvard. Tuy không phải là học viện Luật được thành lập lâu đời nhất trong lịch sử nước Mỹ nhưng đây là học viện Luật có thời gian hoạt động liên tiếp lâu dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Học viện Luật Harvard được thành lập năm 1817, là một trong những trường Luật tốt nhất thế giới hiện nay. Học viện Luật này hiện có thư viện với số đầu sách nhiều nhất trên thế giới. Nơi đây đã đào tạo nhiều người thuộc chuyên ngành luật cho nhiều nơi trên nước Mỹ và thế giới. Phương pháp giảng dạy từ những vụ án thực tế đã trở thành mô hình giáo dục luật của nước Mỹ.

Chế độ đào tạo tiến sỹ của trường cũng giống như những trường luật khác là 3 năm, chủ yếu đào tạo nhân tài cho chuyên ngành Luật. Đại học Harvard có đội ngũ giáo viên chất lượng hàng đầu thế giới và trong lịch sử, học viện Luật đã đào tạo được rất nhiều nhân tài trong ngành, thậm chí là trong giới chính trị nước Mỹ. Nơi đây đã đào tạo ra số Thượng nghị sỹ liên bang nhiều hơn hẳn các trường luật khác. Tuy nhiên, chi phí học tập ở đây khá đắt, học phí đào tạo khóa học 2008 – 2009 là 42.000USD/năm không tính tiền mua sách và tiền sinh hoạt phí. Sinh viên của trường không nhận được nhiều các nguồn hỗ trợ khác, nhưng hầu như họ đều giải quyết được vấn đề kinh phí này. Gia đình không có tiền thì có thể vay ngân hàng. Vì học viện này có tiếng tăm, sinh viên tốt nghiệp đi làm lương rất cao nên rất nhiều ngân hàng sẵn sàng cho họ vay tiền theo học.

Harvard ra khá nhiều tạp chí và cũng có khá nhiều biên tập viên là sinh viên. Tạp chí Harvard Law Review là tờ tạp chí mang tính chất học thuật nổi tiếng trong giới luật Mỹ, có ảnh hưởng lớn tới những tờ báo luật nên được trường rất chú trọng.

Cuối tháng 8 năm 1988, Obama khi đó 28 tuổi đã rời bỏ công việc tổ chức cộng đồng làm được 3 năm ở Chicago để đi học Tiến sĩ Luật trong thời gian 3 năm ở trường Luật Đại học Harvard danh tiếng tại Boston, với hy vọng tràn trề và không một đồng xu dính túi.

1/3 sinh viên có thành tích học tập kém nhất ở Luật Harvard sau khi tốt nghiệp vẫn tìm được công việc luật sư với mức lương một năm hơn 60.000 USD. So với mức lương cách đây 3 năm của Obama là 13.000 USD thì đây quả là một con số trên trời. Tuy nhiên, cũng có một số sinh viên sau khi tốt nghiệp lại chọn những công việc lương thấp là những ngành nghề phục vụ xã hội. Truyền thống giáo dục của Đại học Harvard là nhấn mạnh tinh thần cống hiến và sống có trách nhiệm với xã hội. Obama rất coi trọng nét truyền thống và mục tiêu đào tạo của ngôi trường này.

Các bạn học của Obama đều là những chàng trai, cô gái vừa mới tốt nghiệp hoặc chỉ mới đi làm được thời gian ngắn, vì thế mà ông trở thành anh cả trong lớp. Năm năm tôi luyện qua công tác nên Obama chín chắn hơn những bạn học khác, khả năng quan hệ giao tiếp của ông rất tốt, nhìn nhận vấn đề ở mọi góc cạnh cũng sâu sắc hơn.

Sinh viên Luật ở ngôi trường này đều là những người tài giỏi trong giới luật, chính trị và là những luật sư trong tương lai. Công việc của họ luôn là tranh luận và viết, viết và tranh luận. Vì thế, những người trúng tuyển đều là những người giỏi ăn nói, có chí tiến thủ và hoài bão lớn lao. Chương trình học của trường được xây dựng rất khoa học, đem tới cho họ nhiều cơ hội viết, đọc và tranh luận.

Luật là những quy tắc hướng dẫn xã hội vận hành, với mục đích tạo cho các thành viên trong xã hội có được môi trường tồn tại và cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một loại lý tưởng, còn luật trong thực tế có nhiều cách đọc hiểu khác nhau vì quan hệ lợi ích, văn hóa, bối cảnh khác nhau của mỗi người. Điều này thể hiện rõ ở những sinh viên xuất thân từ trường Luật Đại học Harvard.

Obama biết những gì mang tính xã hội không phải là logic toán lí, nhiều khi không tồn tại sự đúng sai, mà kết quả lại được quyết định hoàn toàn bởi vai trò, vị trí của đương sự. Nhiều năm tiếp xúc ngoài xã hội cộng thêm kinh nghiệm nghề nghiệp đã rèn luyện cho Obama thói quen biết lắng nghe, trên cơ sở đó tìm ra phương án hai bên đều chấp nhận được. Đó là những gì chúng ta vẫn hay nói: “tìm kiếm sự hợp tác trong cạnh tranh”.

Xã hội được tạo ra từ những người có lợi ích không giống nhau, vì thế không thể đáp ứng được hết lợi ích cho mọi người; có được thì cũng phải có mất, nếu một bộ phận người này hài lòng có nghĩa là một bộ phận người khác thì không, thậm chí bất mãn. Như vậy, có một bộ phận người sẽ không được công bằng. Chỉ khi nào các bên đều cảm thấy hài lòng ở một mức độ nhất định thì trạng thái thực này sẽ là một sự cân bằng có hiệu quả. Xã hội cũng vì thế mà bình đẳng hơn, yên ổn hơn.

Obama hiểu lý luận này và áp dụng nó rất nhuần nhuyễn, vì thế ông hun đúc được cho mình khả năng lãnh đạo và tổ chức. Từ xuất phát điểm ấy, Obama càng thông minh, mạnh dạn và nổi bật hơn so với những sinh viên cùng lớp.

Cũng có thể do Obama đã hiểu được đạo lý sâu sắc này từ cuộc đời của cha mình. Cha ông cũng là một người tài giỏi, tốt nghiệp Tiến sĩ trường Đại học Harvard nhưng là người quyết giữ ý kiến của mình và không bao giờ chịu nhượng bộ, kết quả là phấn đấu vô nghĩa vì những cái không hiện thực, cuối cùng phải trả giá bằng cả cuộc đời. Obama không muốn mình có số phận giống như cha. Giỏi giang và có học thức chỉ có ý nghĩa khi sự giỏi giang ấy được xã hội trọng dụng và thực hiện được giá trị. Con người cần phải thích ứng với xã hội, thích ứng với môi trường lớn, sau đó mới tìm cơ hội để thay đổi. Chỉ khi đó, người tài mới là người thông minh thực sự.

2. Biên tập viên tạp chí Harvard Law Review

Tạp chí này tạo cho sinh viên một sân chơi rèn luyện khả năng viết và nghiên cứu luật, mặt khác, là nơi để các quan tòa, các học giả nghiên cứu thảo luận những vấn đề liên quan tới luật. Tạp chí này được áp dụng nhiều trong thực tiễn và được đánh giá là có ích nhất. Tạp chí đã đăng nhiều bài viết quan trọng có ảnh hưởng tới nền Tư pháp.

Tờ này có 80 biên tập viên là sinh viên. Nghỉ hè hàng năm sẽ chọn ra 41 hoặc 43 sinh viên mới từ 560 sinh viên năm thứ hai để thay thế cho lớp biên tập viên trước.

Đầu tiên, căn cứ vào thành tích học tập của năm thứ nhất và kết quả cuộc thi viết luận, mỗi tiêu chuẩn được phân đều là 50/50. Từ 7 lớp, mỗi lớp chọn ra 2 người, tổng cộng là 14 người. Sau đó lấy từ những người xin dự tuyển dựa theo điểm số cuộc thi viết luận, từ cao xuống thấp là 20 người. Còn lại 7 người thì các biên tập viên hiện thời sẽ lập thành một Ban xét tuyển và căn cứ vào tiêu chuẩn của họ, cũng như vấn đề giới tính và chủng tộc để chọn ra. Làm như vậy thể hiện sự công bằng và đa dạng.

Hơn 40 người được chọn từ 560 sinh viên chủ yếu là xuất phát từ thành tích học tập và khả năng viết, đó là những người “giỏi trong những người giỏi”. Đây là cơ hội thể hiện mình rất tốt. Ngay từ ngày đầu tiên bước chân vào Harvard, Obama đã nghĩ sẽ không làm quan tòa mà muốn làm chính trị. Obama dự định sau khi tốt nghiệp Harvard sẽ quay về Chicago bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình. Vì thế, ông không thích thú lắm với việc làm biên tập.

Obama khi ấy khác hẳn Obama vài năm trước, khi đang theo học ở Đại học Colombia New York. Lúc ấy sắp tốt nghiệp, các bạn học đều có mục tiêu phấn đấu của mình, chỉ có ông là như “ruồi mất đầu”, không biết về đâu. Mới vào trường, mục tiêu của ông là học thật tốt, đạt kết quả cao và tiếp tục học cao hơn nữa. Ông đã thực hiện được điều đó. Nhưng tương lai thế nào thì đối với Obama lại vô cùng mờ mịt.

Đầu hè năm 1989, Obama vào làm luật sư cho một văn phòng luật sư danh tiếng ở Chicago. Bạn bè rủ Obama đăng ký tham gia cuộc thi tuyển biên tập viên của tờ Tạp chí Harvard Law Review nhưng ông lưỡng lự. Mãi gần tới ngày hết hạn dự tuyển thì ông mới nhận ra, chức vụ ấy rất có ý nghĩa với mình. Đó chính là cơ hội rất tốt để Obama chứng minh khả năng, rèn luyện bản thân, mở ra nhiều cơ hội giao lưu với xã hội. Mùa hè năm ấy thực sự có ý nghĩa lớn với ông. Ông đã trúng tuyển vị trí biên tập viên như ý nguyện.

3. Vị Chủ tịch da màu đầu tiên trong lịch sử

Mùa hè năm 1990, Obama đã hoàn thành xong hai năm học và chuẩn bị bước vào năm thứ ba, vào lúc tạp chí Harvard Law Review đang tìm kiếm Chủ tịch từ những biên tập viên của mình để thay thế cho Chủ tịch đương nhiệm Peter, người Mỹ gốc Hoa sắp tốt nghiệp.

Tuy nhiên, Obama không hề có ý nghĩ muốn phát triển trong ngành tư pháp, sau khi tốt nghiệp ông cũng không muốn làm trợ lý hay quan tòa của Tòa án Nhân dân tối cao liên bang… mặc dù đó là những vị trí mà mọi sinh viên tốt nghiệp của Học viện Luật đều ao ước. Hơn nữa, hiện nay người ông yêu lại đang ở Chicago. Ông đã quyết định, sau khi tốt nghiệp mình sẽ về đó, về với ngôi nhà của khu vực miền Nam Chicago ấy.

Obama là người làm việc gì cũng hết sức chăm chỉ và cần mẫn. Ông đã dành rất nhiều thời gian cho công việc biên tập tờ tạp chí. Đến học kỳ 2 năm thứ 2, các biên tập viên khác đã bắt tay vào lo cho cuộc chạy đua vị trí Chủ tịch. Trong lịch sử, tờ tạp chí này chưa từng có một Chủ tịch người da đen.

Thoạt đầu Obama không hào hứng lắm với vị trí Chủ tịch, nhưng mọi thứ đã thay đổi sau cuộc nói chuyện của ông với một sinh viên da đen khóa trên. Khi ấy ông đi ăn cơm tối cùng mấy người bạn da đen, vẫn là chuyện của đầu năm 1990.

Mọi người trò chuyện với nhau vui vẻ, không biết tự lúc nào mà chuyển sang chủ đề tạp chí Harvard Law Review chọn Chủ tịch. Một người da đen lớn tuổi hơn Obama hỏi: “Barrack, cậu đã sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh này chưa?”

“Em không tham gia thì cần gì phải chuẩn bị?”

“Cậu không dám tham gia à? Cậu thấy mình có trúng cử được không, những người da trắng ấy không đời nào để cậu, một người da màu làm Chủ tịch. Trước kia không có thì sau này cũng đừng hòng”.

“Kể cũng phải thôi, cậu còn chẳng dám tranh cử nữa mà”. Một người bạn học da đen ngồi cạnh nói.

Nghĩ cũng phải, từ trước tới nay có người da đen nào làm Chủ tịch tạp chí này đâu. Thách thức này với Obama khá hấp dẫn. Ông là người hiếu thắng, thích khiêu chiến với những chuyện không thể. Hơn nữa, ông cũng đã dành khá nhiều thời gian và công sức để biên tập cho tạp chí này. Ông là anh cả, đã được tôi luyện ngoài xã hội nên chín chắn hơn. Ông cũng có duyên, lại là người da đen, mà trước nay chưa có người da đen nào làm Chủ tịch. Cũng vì chưa có tiền lệ nên tỷ lệ thành công trong thực tế là khá cao.

Chính vì những suy nghĩ và sự giận dỗi tức thời mà Obama quyết định thử: “Mình đã mất nhiều thời gian làm biên tập viên rồi thì tại sao không làm Chủ tịch quản lý luôn nhỉ?”

Bạn bè ông cho biết, hồi ấy ông tham gia tranh cử vị trí Chủ tịch này là rất tình cờ, vì ông thấy vị trí ấy chẳng có ý nghĩa gì lớn trong sự phát triển nghề nghiệp của mình sau này.

Bắt đầu từ những năm 70, việc lựa chọn biên tập viên và Chủ tịch cho tờ tạp chí này luôn dựa vào thành tích học tập, và sẽ được xếp vị trí từ cao xuống thấp. Xếp hạng ở vị trí số 1 đương nhiên sẽ là Chủ tịch tạp chí. Tuy nhiên, cách làm này bị phản đối khá nhiều. Sau đó họ chuyển sang chọn bằng cách, 50% dựa vào vị trí xếp hạng, còn lại 50% là kết quả của cuộc thi viết luận.

Một ngày chủ nhật của tháng 2 năm 1990, Boston vẫn rất lạnh, ngoài trời tuyết rơi đầy. Hôm ấy có tất cả 19 người tham gia tranh cử vị trí Chủ tịch tạp chí đến thi. Cuộc thi diễn ra lặng lẽ nhưng cạnh tranh gay gắt. Đến 12 giờ đêm thì chỉ còn lại 2 ứng cử viên, một là Obama, hai là David Golgberg 24 tuổi. Hai bên tranh luận khoảng nửa tiếng và đến 12h30 thì kết thúc. Khi ấy David là Phó Chủ tịch tạp chí Co – chair, giờ là luật sư danh tiếng tại thành phố New York.

Obama có nhiều ưu thế nhưng cuộc thi này không giống kỳ thi hết học phần, có quá nhiều sự thay đổi và cũng có quá nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh. Và ông đã chiến thắng bằng chính khả năng của mình. Ông là Tổng biên tập da đen đầu tiên của tạp chí, bản thân rất tự hào, người da đen cũng thấy tự hào vì có ông. Đây là lần đầu tiên vị trí của người da đen được nâng lên, cũng là lần đầu tiên quyền lợi của người da đen được tôn trọng hơn. Ông thật sự cám ơn người bạn da đen đã khuyến khích ông tham gia tranh cử lần này.

Sau này Peter, vị Chủ tịch đương nhiệm, và là thành viên của Hội đồng giám khảo nói: “Việc Obama trúng cử hoàn toàn là do khả năng của ông ấy. Đương nhiên, cũng sẽ có người cho rằng Obama được như vậy một phần vì ông là người da đen. Tuy nhiên, khả năng phán đoán, làm việc dứt khoát của Obama đã chứng minh rằng ông có tài thực sự”.

Việc trúng cử đã biến Obama thành một người nổi tiếng. Giới truyền thông Mỹ đăng rất nhiều tin và cũng nhiều nơi đặt ông viết bài về quá khứ của mình. Năm 1995, Obama cho xuất bản cuốn hồi ký đầu tiên với tựa đề là “Những giấc mơ từ người cha”, viết về cuộc đời của cha ông và quá trình lớn khôn của bản thân.

Hồi ký được viết từ những chắp nối của ký ức xa mờ, những câu chuyện kể từ mẹ, từ ông bà ngoại là người da trắng, từ những tấm hình được mẹ cất kỹ trong tủ… Cha mẹ Obama đã chia tay nhau sau hơn hai năm chung sống, lúc đó ông mới 1 tuổi. Obama chỉ gặp lại cha mình khi được khoảng 10 tuổi. Nhìn chung, cuộc gặp gỡ chẳng lấy gì làm vui vẻ.

Obama sống cùng mẹ và ông bà ngoại. Họ đã dành cho ông một nền giáo dục tốt. Nhưng Obama rất ít khi nhắc đến người da trắng trong truyện ký của mình, những câu chuyện trong cuốn hồi ký đa phần thể hiện huyết thống Kenya và quan hệ với người da đen. Cũng vì cuốn truyện này, Obama đã tới Kenya và dành 1/3 cuốn sách cho những chuyện ở đây. Cuốn hồi ký đã giúp ông khẳng định mình là một người Mỹ gốc Phi và ông rất tự hào vì điều đó: “Tôi là sản phẩm của rất nhiều dân tộc khác nhau, da đen, da trắng, người Hispanic, người Mỹ bản xứ. Tất cả những sự pha trộn đó làm nên con người tôi và đó cũng là một phần lý do tại sao tôi yêu đất nước này đến thế”. Mẹ Obama dù bệnh nặng nhưng vẫn giúp ông sửa bản thảo và không một lời chê trách những gì ông viết. Thật thú vị phải không! Cuốn sách này cũng có giá trị vật chất đối với Obama trên con đường đua tranh quyền lực. Với 85.000 bản in lần thứ hai, xếp thứ nhất trong danh sách các ấn phẩm ăn khách thời điểm đó, nhuận bút của cuốn sách đã góp phần giải quyết vấn đề tài chính để Obama có thể ganh đua với những đối thủ là tỷ phú của nước Mỹ.

Tuy Obama là người da đen và những người da đen gửi gắm rất nhiều hy vọng vào ông, nhưng với vai trò là một Chủ tịch, Obama làm việc rất công bằng. Ông đứng ra điều tiết các ý kiến, không độc đoán nên quan hệ xã giao rất rộng và tốt. Đó cũng là một nền tảng vững chắc cho thành công hiện nay. Khi tham gia tranh cử Tổng thống, những người bạn học ở Đại học Harvard ngày trước, cũng như những người hâm mộ Obama đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của ủng hộ ông tranh cử Tổng thống.

Một cô bạn học người da đen nói, hồi đó cô giận Obama lắm. Ngày ấy, cô đăng ký xin làm trong tạp chí vì nghĩ rằng mình có đủ khả năng, nhưng rốt cuộc Obama lại đưa một sinh viên da trắng vào vị trí đó. Giờ nghĩ lại thì thấy Obama hồi đó làm thế là đúng. Nếu như ông không giữ công bằng, chỉ đứng về phía người da đen, thì ông không xứng đáng với vị trí Chủ tịch. Và tất nhiên ông không thể có được những gì huy hoàng như ngày hôm nay.

Sau khi trúng cử vị trí Chủ tịch tạp chí Harvard Law Review, Obama được rất nhiều Văn phòng luật sư lớn mời về làm với mức lương rất hấp dẫn. Bộ phận Tư pháp của Tòa án tối cao cũng liên hệ mời ông về làm Trợ lý tư pháp, tuy mức lương thấp hơn một chút so với các Văn phòng luật sư, nhưng lời mời này cũng rất khả quan. Đặc biệt, đó sẽ là tấm thẻ vàng để ông phát triển trong ngành Tư pháp. Nhưng Obama đã từ chối tất cả những lời mời này. Ông không muốn theo nghề luật mà muốn làm chính trị.

Đến Harvard, Obama đã rèn luyện mình trở nên chín chắn hơn, có được phong độ của người lãnh đạo. Chỉ với vài việc nhỏ cũng đã nói rõ cá tính của ông.

Obama thích chơi bóng rổ. Đó là cách để tăng cường tình cảm bạn bè và sự hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, nhiều người vì quá đam mê nên đôi khi xảy ra những cãi vã, thậm chí là xích mích không cần thiết. Những lúc như vậy, Obama đứng ra giải hòa cho hai đội: “Này các cậu, chỉ chơi thôi mà, làm gì mà các cậu say mê đến vậy?”. Chỉ câu nói ấy đã hóa giải được mâu thuẫn của đôi bên.

Chủ nhà cho Obama thuê phòng ở Boston nói ông là người thuê nhà dễ tính, sạch sẽ, ngăn nắp, yên tĩnh nhất từ trước tới nay. Đúng ra, Obama cũng ít khi ở căn phòng mình thuê, thậm chí ông rất ít ngủ. Bạn học ai cũng quý và khâm phục Obama vì ông được nhiều người giỏi ủng hộ, trong đó phải kể đến một người Hoa gốc Mỹ tên là Lư Bái Ninh, là một trong những nhân vật quan trọng ủng hộ ông đi tới vị trí Tổng thống nước Mỹ ngày nay.

Năm 1988 là năm mà Học viện Harvard cơ bản do người da trắng làm chủ. Khi ấy tỷ lệ sinh viên da đen rất thấp, giảng viên người da đen thì còn ít hơn nhiều. Hiện nay, trong tổng số 1.620 nghiên cứu sinh đang học tiến sĩ tại Học viện Luật Harvard thì tỷ lệ người da đen là 12,5%. Tỷ lệ sinh viên da đen chiếm 14% trong tổng số sinh viên, cao hơn tỷ lệ 10% số người da đen trong tổng dân số Mỹ. Giờ đây người da đen không chỉ có quyền được giáo dục tốt hơn, mà còn có cơ hội được hấp thụ nền giáo dục tốt nhất.

Thế giới này luôn không công bằng, và mãi mãi sẽ không tồn tại sự công bằng thực sự. Tuy nhiên, nếu chỉ ngồi than thân trách phận thì không thể cứu nổi mình mà cũng chẳng thể cứu nổi người. Chỉ có ý chí vươn lên, tạo ra cơ hội thì mới được tôn trọng, mới giành được thành công.

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

5 quyển sách hay về Obama khuyên đọc - Không phải học sinh ưu tú; thiếu thốn tình mẹ; ít hòa đồng với bạn bè… có thể là những điều bạn chưa bao giờ biết về Tổng thống Mỹ Barack Obama. Những giấc mơ từ cha tôi - Hồi ký Barack Obama Trong cuốn hồi ký ,Những giấc mơ từ cha tôi - Hồi… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

1 đánh giá cho Bí Quyết Thành Công Của Obama

  1. Trần Thị Huyền My

    May mắn là một phần làm nên thành công của Obama thế nhưng nếu chỉ có may mắn thôi thì chưa đủ. Tài năng, năng lực, trí tuệ, cách nhìn đời khác lạ….. làm nên một Obama ngày hôm nay. Và hơn hết nếu không có quyết tâm thì sẽ không có một tổng thống Mỹ đáng kính này. Con người của thời đại chính là con người biết tạo rq may mắn cho chính mình và biến may mắn đó thành cơ hội xúc tiến nhưngc ước mơ dang dở. Con đường đến thành công hiển nhiên không dễ dàng và người thành công tất nhiên sẽ đi con đường mà không ai chọn.
    Cảm ơn tác giả và cảm ơn OBAMA của hôm nay

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button