Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen

(6 đánh giá của khách hàng)

24 giờ trong đời một người đàn bà cũng vậy, là hồi ức của một người phụ nữ lớn tuổi kể về mối quan hệ tình cờ và kỳ dị với một chàng trai mê cờ bạc. Giằng co giữa niềm tin đạo đức và sự tha hóa của con người, những nhân vật trong truyện dường như tuyệt vọng trong việc chiến thắng định mệnh, để rồi số phận đẩy đưa đến những lối rẽ không đừng được. Qua 2 truyện vừa trên, Stefan Zweig xứng đáng là nhà văn được tìm đọc vào loại nhiều nhất suốt hơn một thế kỷ qua.

Danh mục:

Cuốn sách gồm 2 truyện vừa của văn hào Áo Stefan Zweig, Bức thư của người đàn bà không quen và 24 giờ trong đời một người đàn bà, đều đã được dựng thành phim. Bên cạnh nguyên tác văn học, cuốn sách còn cung cấp thông tin và hình ảnh đẹp về các bộ phim làm theo hai câu chuyện đầy bi kịch về tình yêu đơn phương không được đền đáp của những người phụ nữ.

Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách gồm 2 truyện vừa đều về những mối tình đầy bi kịch của phụ nữ liên quan đến giới thượng lưu châu Âu đầu thế kỷ 20. Bức thư của người đàn bà không quen được viết dưới dạng một lá thư của một người phụ nữ gửi cho nhà văn R., người mà cô say mê suốt cả cuộc đời. Bức thư được gửi đến cũng là bức thư tuyệt mệnh của cô, vì thế chất chứa nỗi đau của một người đã yêu đơn phương. Sự si mê của người đàn bà từ lúc là thiếu nữ đến lúc trải qua thăng trầm của đời đối với nhân vật nhà văn vốn không hề nhận ra cô dường như quá cực đoan. Nhưng đó chính là điểm mạnh của Zweig khi khai thác tận cùng chiều sâu tâm lý phụ nữ và lòng khao khát yêu thương của họ.

24 giờ trong đời một người đàn bà cũng vậy, là hồi ức của một người phụ nữ lớn tuổi kể về mối quan hệ tình cờ và kỳ dị với một chàng trai mê cờ bạc. Giằng co giữa niềm tin đạo đức và sự tha hóa của con người, những nhân vật trong truyện dường như tuyệt vọng trong việc chiến thắng định mệnh, để rồi số phận đẩy đưa đến những lối rẽ không đừng được. Qua 2 truyện vừa trên, Stefan Zweig xứng đáng là nhà văn được tìm đọc vào loại nhiều nhất suốt hơn một thế kỷ qua.

Những bộ phim làm theo truyện đều nổi tiếng với các ngôi sao kinh điển. Bộ phim Bức thư của người đàn bà không quen làm năm 1948 được đánh giá là một trong những bộ phim tâm lý hay nhất của Hollywood, còn 24 giờ trong đời một người đàn bà đã được lên màn bạc đến 7 lần. Sự gắn kết giữa truyện và phim là điểm đặc sắc sẽ được nhắc đến trong cuốn sách này.

6 đánh giá cho Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen

  1. Nguyễn Phạm Xuân Nha

    Tình yêu của người phụ nữ dành cho người đàn ông thường bị họ lãng quên. Nhưng bạn biết đấy phụ nữ trong tình yêu, họ chẳng khác gì những con thiêu thân , đơn giản chỉ để yêu người mình thương, Họ bất chấp thượng đế, gia đình và những người thân yêu… Vâng và chính vì vậy xin đừng thương hại người đàn bà trong tác phẩm này bằng ngôn từ “ YÊU ĐƠN PHƯƠNG”. Rõ ràng bà ta đã có 3 đêm mặn nồng với người mình yêu. Chúa đã ban cho bà 1 đứa con bụi bẫm. Nhưng rồi chúa cũng nhân tâm lấy mất đi đứa con tinh thần của bà. Đau. Người đàn bà cũng đi theo con mình. Chỉ còn lại lá thư của người đàn bà không quen trên tay của một nhà văn – người tình của người đàn bà không hề hay biết điều gì.Tác phẩm hay. Đầy kịch tính. Cốt truyện mới mẻ. Sẽ tiếc nuối nếu không đọc chúng.

  2. Phạm Thành Trung

    Mình đã đọc cuốn sách này nhiều lần và mỗi lần lại khám phá thêm nhiều điều mới mẻ mình chưa nhận ra. Lối viết của nhà văn Stefan thực sự rất đặc biệt, mọi ý nghĩa đều được ẩn dấu trong những con chữ giản dị đến bất ngờ, và càng đọc nhiều lần lại càng cảm nhận được sự tinh tế của câu chuyện ấy. Hai truyện vừa trong cuốn sách này là những bức tranh chân thực nhất, sinh động nhất mà cũng đơn giản nhất về tâm hồn người phụ nữ. Tác giả xoáy sâu vào những khát khao, vào tình yêu của họ, nó có thể mãnh liệt đến nhường nào, tình yêu ấy có thể làm tan nát trái tim con người ra sao. Tất cả được gợi tả qua những chi tiết nhỏ nhưng vô cùng sâu sắc, với cách thể hiện mới mẻ và độc đáo. Đây quả thực là một tuyệt tác văn chương mà chúng ta không nên bỏ qua.

  3. Nguyễn Thu Hằng

    “Bức thư của người đàn bà không quen”, chỉ cái tựa thôi đã gợi cho ta cảm giác xa vời, mông lung. Một bức thư chan chứa tình yêu mãnh liệt, thủy chung của một người đàn bà đã cả đời cống hiến hết mình cho tình yêu – một tình yêu đơn phương thầm lặng không bao giờ được đáp trả. Người ta thường nói phụ nữ khi đã yêu thì rất bạo dạn, đằm thắm thiết tha. Người phụ nữ này cũng vậy. Không giữ được người tình cho riêng mình, con người đó mang hết tình yêu thương cho giọt máu nhỏ – đứa con trai của ông nhà văn, của người yêu dấu nhất đời mình. Nhưng đứa con này rồi cũng giống cha nó, mau chóng từ bỏ nàng để sang thế giới bên kia. Viết về một mối tình nhưng thực chất Stefan Zweig muốn gửi tới bạn đọc thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống mà nói như Nam Cao: “nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối”. Đời sống là nơi bắt nguồn và cũng là đích đến của nghệ thuật. Con diều nghệ thuật có thể bay lên, thăng hoa cùng những mây và gió nhưng sợi dây vẫn phải cột chặt lại chốn trần gian, hòa mạch đập cùng nhịp sống con người. Nếu bay mãi bay mãi cuối cùng rồi nó cũng chết yểu như đứa con trai của mối thâm tình kia, bị bỏ rơi vào quên lãng!

  4. Nguyen Nguyen

    Câu chuyện với nhiều cảm xúc đan xen, một tình yêu mãnh liệt, thủy chung và son sắt của cô gái từ khi còn nhỏ cho đến lúc chết.
    Kí thực, tôi vẫn không thể hiểu lí do vì sao người đàn ông ấy không thể nhận ra cô – cô gái non trẻ, đầy sức sống, táo bạo, tận tâm, hết mình cho đến khi trở thành người phụ nữ có con, những vẫn son sắt – một lòng một mực hướng đến anh ta.
    Tác giả khai thác triệt để cảm xúc, khát khao…, mãnh liệt, da diết, hi vọng vào tình yêu, để rồi cũng chính điều đó trở thành nhát dao chí mạng vào trái tim của người đàn bà. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi, những bông hoa trắng một lần một lần thôi…, nhưng sự vô tình và bàng quan của người đàn ông đã khiến bà chết, con trai của bà chết.
    thử hỏi, có nỗi đau nào hơn thế?

  5. Anh Do

    “Với anh, tình yêu chỉ có thể là một cái gì nhẹ nhàng, khoác cái hình thức của một trò chơi và chẳng có gì là quan trọng; anh sợ dính líu sâu vào một số phận.” Người đàn bà ấy cảm thấy ra sao khi viết những dòng chữ này, tôi thấy khó thở khi đọc từng con chữ ấy. Có phải bà đã nuốt lại chính hơi thở của mình, như tôi, để ngăn cho những tổn thương được cất tiếng. Tưởng chừng không còn ngôn từ nào có thể diễn tả nỗi đau người đàn bà ấy đã trải qua, nhưng không, càng thấm vào người những dòng chữ ấy bao nhiêu, càng thấy ngưỡng mộ tài năng của Stefan Zweig. Tôi đọc đến những dòng cuối cùng, và lịm đi. Cuộc đời sao lắm nỗi buồn…

  6. Phạm Tina

    Sau khi đọc cuốn kì thủ của tác giả này, tôi liền mê ngay ông. Cách viết và lột tả cảm xúc nhân vật của Stefan quả là quá tuyệt vời. Truyện ngắn đầu tiên bức thư của người đàn bà trong cuốn sách này quả là không khiến tôi phải thất vọng. Nó đưa tôi đi qua các cung bậc cảm xúc của người đàn bà đó. Chìm đắm trong tình yêu, lạc lối trong cơn yêu, đau khổ khi người mà mình yêu nhất chẳng nhận ra mình và hơn hết tôi cảm thấy rất buồn cho tình yêu đó. Đọc câu chuyện này xong tôi thấy rất ám ảnh và nuocsw mắ cứ rơi mãi.
    Truyện ngắn thứ 2 24 giờ trong đời của một người đàn bà thì không hay cho mấy vì nó khá nhàm và tình yêu đó thấy vượt rào quá. Ý mình không phải là ở chuyện đạo đức hay tuổi tác mà mình thấy sao sao á. Rất ức chế vì chàng trai đó.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button