Bước Đường Cùng

(4 đánh giá của khách hàng)

Với ngòi bút miêu tả chân thực và sắc sảo của mình, Nguyễn Công Hoan đã cho chúng ta thấy được bức tranh đời sống chế độ xưa. Một tác phẩm hay nên đọc.

Danh mục:

Tác phẩm phản ánh chân thực xã hội phong kiến địa chủ của Việt Nam. Những con người nghèo khổ luôn bị các thế lực phong kiến đàn áp, để họ phải vào bước đường cùng, phải uất hận và căm phẫn tột độ. Cái chế độ quan lại tham nhũng, “những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn” đã đẩy biết bao con người gia đình nông dân nghèo đi đến bước đường cùng. Với ngòi bút miêu tả chân thực và sắc sảo của mình, Nguyễn Công Hoan đã cho chúng ta thấy được bức tranh đời sống chế độ xưa. Một tác phẩm hay nên đọc.

4 đánh giá cho Bước Đường Cùng

  1. Anh Thơ

    Thật sự, đọc “Bước đường cùng” có lẽ nó còn gây ức chế cảm xúc hơn “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Cảm xúc của tôi giờ đây đong đầy những hỉ nộ ái ố đối với cảnh ngô của người dân đen cơ cực, ngày ngày chịu cảnh bóc lột từ mấy tên quan đội lốt quỷ dạ xoa. Từng trang giấy là từng cảnh nghèo túng bần hèn hiện ra trước mắt người đọc. Ngòi bút của Nguyễn Công Hoan miêu tả chân thực lối sống xa hoa phung phí đầy rẫy sự dơ bẩn, bỉ ổi của bọn quan Nghị Lại, lý trưởng, ông hộ,… qua đó lột tả bộ mặt của giới thượng lưu quý tộc trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ, và đánh bật cái gọi là “quan phụ mẫu” trong suy nghĩ thông thường của nhiều người. Những cuộc ăn chơi hút thuốc phiện, đánh mạt chược thâu đêm, những buổi tiệc tùng vô cớ, những đám lễ giỗ… thật chất đều lấy từ những giọt mồ hôi nước mắt cay đắng của từng hộ gia đình. Vợ chồng chị Pha, bác San,… đều rơi vào cảnh tay trắng trắng tay cũng bởi sự bòn rút của quan phụ mẫu địa phương. Và cái kết cho viễn cảnh đau thương ấy là những con người vô tội phải vùng lên đấu với bọn quan lại để rồi tù túng, mất tự do, đến cả vợ chết, con chết, ruộng nương bị tịch thu… Mình rất tâm đắc câu nói cuối cùng của nhân vật Dự, rằng: “Chúng ta sống để làm gì? Không để ăn ngon, không để mặc đẹp, không để sướng nhưng là để chịu nhũng sự bóc lột của địa chủ tàn nhẫn, những nỗi áp bức của quan lại tham nhũng, những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thân, để bước đường cùng là đi đến chỗ phá sản”. Đồng thời, cái triết lí sâu xa mà tác giả gửi đến qua truyện ngắn của mình đã chạm vào trái tim của tất cả người đọc, đó là cái nghèo – cái dốt. Sự nghèo sẽ bòn rút tinh thần, thể lực của mỗi người, còn cái dốt, nó như con sâu bọ gặm nhắm lí trí của con người, dẫn đưa họ rơi vào một chốn bế tắc không thể thoát. Và rồi, cái nghèo – cái dốt đến cuối cùng vẫn chỉ đem linh hồn của dân đen đến vực thẳm sâu khôn cùng mang tên “Bóc lột”, ngẫu nhiên, bất ngờ đẩy ta rơi xuống đó, rơi mãi, lơ lững mãi trong cái khoảng không vô tận kia… Thế là chấm dứt một kiếp người.

  2. Mọt Sách

    cái triết lí sâu xa mà tác giả gửi đến qua truyện ngắn của mình đã chạm vào trái tim của tất cả người đọc, đó là cái nghèo – cái dốt. Sự nghèo sẽ bòn rút tinh thần, thể lực của mỗi người, còn cái dốt, nó như con sâu bọ gặm nhắm lí trí của con người, dẫn đưa họ rơi vào một chốn bế tắc không thể thoát. Và rồi, cái nghèo – cái dốt đến cuối cùng vẫn chỉ đem linh hồn của dân đen đến vực thẳm sâu khôn cùng mang tên “Bóc lột”, ngẫu nhiên, bất ngờ đẩy ta rơi xuống đó, rơi mãi, lơ lững mãi trong cái khoảng không vô tận kia… Thế là chấm dứt một kiếp người.

  3. Yến

    Bước đường cùng – ngay từ cái tựa đã cho thấy được hoàn cảnh khó khăn nào đó ẩn chứa trong truyện. Còn phần nội dung miễn chê. Tác giả thể hiện từ hoàn cảnh, nhân vật đến tính cách nhân vật, mọi thứ đều sống động và lôi cuốn.
    “Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất người ta vẫn cố gắng phải vươn lên, phải sống như thế.” Tác phẩm còn gửi đến chúng ta một thông điệp nữa.
    Tóm lại, đây là tác phẩm hay và có ý nghĩa vô cùng. Là một tác phẩm mọi người đều nên đọc. Đọc để biết và để thấm.

  4. My Hanh

    Tác phẩm phản ánh chân thực xã hội phong kiến địa chủ của Việt Nam. Những con người nghèo khổ luôn bị các thế lực phong kiến đàn áp, để họ phải vào bước đường cùng, phải uất hận và căm phẫn tột độ. Cái chế độ quan lại tham nhũng, “những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn” đã đẩy biết bao con người gia đình nông dân nghèo đi đến bước đường cùng. Với ngòi bút miêu tả chân thực và sắc sảo của mình, Nguyễn Công Hoan đã cho chúng ta thấy được bức tranh đời sống chế độ xưa. Một tác phẩm hay nên đọc.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button