Các Cuộc Chiến Tranh Tiền Tệ

(6 đánh giá của khách hàng)

Mặc dù hệ quả của cuộc chiến tranh tiền tệ mới chưa chắc chắn, nhưng theo tác giả sẽ có những kịch bản xấu nhất thì hầu như không tránh khỏi nếu Mỹ và các nhà lãnh đạo trên thế giới không chịu học sai lầm từ những người đi trước.Tác giả đã khéo léo lồng ghép những sự kiện, từ quá khứ đến hiện tại, từ lý thuyết đến thực tiễn, khiến cho quyển sách là tài liệu thú vị và nhiều thông tin cho những người quan tâm đến lĩnh vực vô cùng quan trọng này..

Danh mục:

Cuộc chiến tranh tiền tệ được định nghĩa là cuộc chiến do một quốc gia khởi xướng bằng cách hạ thấp giá trị đồng tiền của chính quốc gia đó. Hành động này tạo ra những kết cục tàn phá và đáng sợ nhất với hệ thống kinh tế thế giới. Hệ lụy kinh tế đi kèm với chiến tranh tiền tệ là tăng trưởng đình trệ, lạm phát, các biện pháp khắc khổ và hoảng loạn tài chính.Kinh tế thế giới đã chứng kiến cuộc chiến tiện tệ trong giai đoạn 1921-1936 và 1967-1987. Và theo tác giả, thế giới đang đứng trước một cuộc chiến tranh tiền tệ mới khởi đầu từ năm 2010, chưa có thời điểm kết thúc cụ thể.

Trong quyển sách này, tác giả cung cấp sơ lược nhưng đầy đủ về hai cuộc chiến tranh tiền tệ trong lịch sử, cùng với lý thuyết hữu ích về tài chính và tiền tệ, từ đó tác giả liên hệ với tình hình hiện tại của sự giằng co giữa các đồng tiền mạnh trên thế giới. Mặc dù hệ quả của cuộc chiến tranh tiền tệ mới chưa chắc chắn, nhưng theo tác giả sẽ có những kịch bản xấu nhất thì hầu như không tránh khỏi nếu Mỹ và các nhà lãnh đạo trên thế giới không chịu học sai lầm từ những người đi trước.Tác giả đã khéo léo lồng ghép những sự kiện, từ quá khứ đến hiện tại, từ lý thuyết đến thực tiễn, khiến cho quyển sách là tài liệu thú vị và nhiều thông tin cho những người quan tâm đến lĩnh vực vô cùng quan trọng này. Điểm khác của quyển sách này với quyển Chiến tranh tiền tệ đã từng xuất bản ở Việt Nam do tác giả người Trung Quốc viết là cuốn sách này tập trung nhiều vào những sự kiện và phân tích tình hình hiện đại của thế giới tài chính.

6 đánh giá cho Các Cuộc Chiến Tranh Tiền Tệ

  1. An Nguyen

    Đa phần mọi người đều không biết thị trường tiền tệ như thế nào. Lịch sử bắt nguồn từ đâu? nguồn gốc của thị trường tiền tệ và những cuộc chiến tiền tệ xảy r trong quá khứ hay tương lai ảnh hưởng ra sao với đời sống của người dân, những nhân tố tác động,v.v………. Điều đó dẫn tới những hậu quả không thể lường trước được. Vì thế, ai trong mỗi chúng ta cũng cần tới học hỏi kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, những người đã thành công trong lĩnh vực tiền tệ để mà chúng ta có đủ thời gian để sửa sai và rút ra kinh nghiệm.

  2. Phạm Ngọc Sơn

    Về mặt nội dung, sách trình bày rất rõ, chi tiết nguyên nhân, tính chất, diễn biến của cuộc chiến tranh tiền tệ. Có thể xem đây là cuốn sách lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính từ thời đại khủng hoảng. Giọng văn cuốn hút, mạch lạc, lối trình bày logic giúp người đọc dễ nắm bắt diễn biến bức tạp cùng với lượng thông tin khá lớn. Tôi cho rằng tác giả có hiểu biết khá thâm sâu về nhiều lĩnh vực trong ngành tài chính, từ hiểu biết về vốn, ngoại tệ, ngân hàng, cho đến chính sách tiền tệ, tài khóa, kể cả lịch sử và chính trị.
    Ngay cả đối với dân tài chính, đọc một lần cũng có thể không hiểu hết nhiều kiến thức trong sách. Nếu bạn không phải dân tài chính, chắc chắn phải google và tìm hiểu liên tục. Đây là cuốn sách cung cấp những kiến thức đáng giá và rất đáng đề nghiền ngẫm nhiều lần !

  3. Cao Viet

    Cuốn sách viết về diễn biến kinh tế, tiền tệ, đang là vấn đề nóng, nổi bật trong đời sống kinh tế – chính trị thế giới hiện nay. Để nắm bắt tốt hơn, có lẽ người đọc nên có những kiến thức cơ bản về kinh tế vĩ mô, tài chính – tiền tệ. Tôi đọc gần một tháng mới xong quyển sách này vì có những điều khó hiểu, không thuộc chuyên môn. Và đọc xong chỉ lờ mờ hiểu một chút về cuộc chiến về tiền tệ, phá giá đồng tiền, bản vị, tỷ giá hối đoái….. Nhưng rõ ràng, đây là cuốn sách hay, đáng đọc để mở mang kiến thức đối với vấn đề tiền tệ, kinh tế thế giới hiện nay.

  4. Nguyễn Thủy

    Mình đã từng đọc cuốn Chiến tranh tiền tệ của Song Hong Bing và giờ sau khi đọc quyển sách cùng tên tới từ một tác giả người Mỹ, mình đã có một cái nhìn từ một khía cạnh khác của cuộc chiến tranh không tiếng súng này. Nếu như quyển sách của Song Hong Bing viết khá khái quát và mất tới 1/3 quyển sách giới thiệu về những gia tộc quyền thế đối với kinh tế thế giới thì quyển sách này viết một cách chi tiết và chân thực hơn về những đồng đô la, về vàng, về dầu mỏ và đôi khi cả về chính trị. Nói chung nếu bạn là dân tài chính – mình chỉ nói tới là dân tài chính bình thường không chuyên sâu hoặc không phải dân tài chính thì để đọc và hiểu quyển sách này cũng khá mất thời gian để tra cứu khái niệm cũng như hiểu rõ được cách thức, sự di chuyển, sự biến đổi giữa tiền vàng dầu mỏ.

  5. Norton Le

    Đây là một quyển sách rất khó đọc và đòi hỏi người đọc phải có một kiến thức nền tảng về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, vì có nhiều kết quả được diễn giải một cách như rất hiển nhiên, mặc dù thực tế phải qua rất nhiều bước diễn giải. Tuy nhiên, với những ai đã có nền tảng về 2 bộ môn đó, thì đây lại là một quyển sách rất thú vị và hấp dẫn. Mở đầu quyển sách là một mô phỏng cuộc chiến tiền tệ được lập ra bởi lầu 5 góc và các chuyên gia kinh tế khác. Chúng ta đang ở thế kỷ 21, nơi mà chiến tranh vẫn luôn diễn ra, chỉ là với một hình thái khác. Chiến tranh thế kỷ 21 không cần súng đạn, chỉ cần một chính sách, một chiến lược từ ngân hàng trung ương, bộ tài chính là có thể gây ra 1 sự xáo trộn không tưởng không chỉ riêng với những nước lân cận mà có khi là cả thế giới.

  6. Duong Thu

    Trước đây mình đã được đọc cuốn Chiến tranh tiền tệ do Song Hongbinh, tác giả người Trung Quốc viết, sách viết cũng theo lối kể chuyện từ thời xa xưa, nội dụng mang tính lịch sử nhiều hơn. James Rickards thì lại mổ xẻ theo tư duy của một người trong ngành tài chính lâu năm, truyện kể qua những sự kiện thực tế ông tham gia. Cuốn sách đem lai cho người đọc góc nhìn sâu hơn về vấn đề tỷ giá, thị trường vốn, đầu tư, tài chính toàn cầu…

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button