Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng

(4 đánh giá của khách hàng)

“Không hề có ý định cắt đứt tiến trình tự nhiên của các sự kiện ở châu Âu, ông nói, cả cuộc cách mạng Anh, cũng như cuộc Cách mạng của chúng ta đều không nói điều gì, không mong điều gì, không làm điều gì mà trước đó chưa từng được nói đến, chưa từng được mong mỏi, chưa từng được làm hoặc thử làm cả trăm lần trước khi chúng bùng nổ…”

Danh mục:

“Lịch sử của cuộc Cách mạng Pháp trên thực tế được cấu thành từ một loạt những biến cố lịch sử song hành và thường độc lập với nhau: Lịch sử chế độ cũ nát đang tàn lụi do không có những người bảo vệ: lịch sử những hội đồng cách mạng; lịch sử những phong trào quần chúng cùng thủ lĩnh của họ; lịch sử những đạo quân; lịch sử những thiết chế mới…Tất cả những nấc thang lịch sử vốn đa phần thể hiện sự xung đột của các động lực tâm lý học này đề cần phải được nghiên cứu bằng những phương pháp mượn từ khoa học tâm lý”.

(Gustave Le Bon)

4 đánh giá cho Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng

  1. Đức Đông

    Những chương đầu của sách dịch khá sống sượng vì người dịch không phải chuyên về tâm lý học, ngoài ra đây là sách thiên về khoa học nhưng cách dịch có phần văn vẻ thái quá. Mấy chương đầu mình phải đọc rất chậm mới có thể hiểu hết ý của tác giả, may mắn là đọc về các chương cuối thì đỡ nhiều.

    Để đọc được cuốn này cần có kha khá hiểu biêt về vốn từ, tâm lý học, lịch sử của cách mạng Pháp, vì nó là sách tâm lý học (trước cả một thế kỷ) nên việc trích dẫn các sự kiện lịch sử không đầy đủ mốc thời gian và không theo trình tự. Người biên tập nên đưa đoạn chú thích cuối sách lên đầu tiên sẽ giúp người đọc rất nhiều.

  2. Bảo Châu

    Từ “Tâm lý học của các cuộc cách mạng” thoạt nghe rất mơ hồ và trừu tượng, nhưng Gustave Le Bon đã phân tích cho chúng ta thấy những cuộc cách mạng ấy là thế nào. Được phân chia ra sao, tôi khá thích cách Gustave Le Bon nhận định về cách mạng khoa học, ông cho rằng đó là cuộc cách mạng mang tính lý trí cao, và diễn ra âm thầm nhất nhưng không ai có thể phủ nhận lợi ích hay tính quan trọng của nó. Ngoài ra, Gustave Le Bon cũng phân tích về vai trò của người dân, ông cho rằng có thể lật đổ được chính quyền nhưng người dân thì không. Cần phân biệt lòng dân và đám đông cuồng loạn, đám đông dễ bị khống chế trở nên mất lý trí. Điều tôi không hoài lòng nhất, hay có thể nói là không đồng ý với ông là nhận định của ông về tôn giáo, tôi xin được trích ra một đoạn trong sách như sau (trang 43):

    “[…] các tín ngưỡng đều có một nguồn cội chung và tuân theo những quy luật chung. Không phải là cùng với lý trí, mà thông thường hơn cả là ngược lý trí, những tín ngưỡng này đã được hình thành. Đạo Phật, Đạo Hồi […] dường như là những dạng thức tư tưởng khác nhau rõ rệt. Tuy nhiên, chúng lại có cơ sở tình cảm và thần bí giống nhau và chịu sự chi phối của những logic không có quan hệ gần gũi nào với logic hợp lý.”

    Ông cho rằng, tín ngưỡng là ngược với lý trí. Tôi hoàn toàn không đồng tình với ông, tín ngưỡng giống như một công cụ. Và tất cả các công cụ đều tùy thuộc và người sử dụng nó mà thôi. Đừng đánh đồng tất cả tín ngưỡng vào một câu nói.
    Kết : Cuốn sách tổng thể có sự mới lạ, những luận điểm trong sách cũng rất tốt. Hưng vong hay suy toàn của một chế độ được phân tích chi tiết. Tuy nhiên cách Gustave Le Bon viết về tôn giáo khiến tôi thật sự không thích.

  3. Thạch Công

    Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã quá nổi tiếng, cả về giá trị lịch sử mà nó ảnh hưởng cũng như giá tị tinh thần mà nó đã tạo ra, cho nước Pháp hồi ấy, cho nước Pháp bây giờ và có thể còn cho nhiều người, nhiều quốc gia nữa. Tuy nhiên, khi đọc quyển sách này, tác giả sẽ chỉ ra một khía cạnh khác của cuộc cách mạng ấy, khía cạnh của tâm lý học, tâm lý học cá nhân cũng như tâm lý học của từng tầng lớp dân cư thời ấy. Trong khía cạnh đó, là sự mâu thuẫn đan xen vốn có của mỗi người, mà lại hàm chứa nhiều quy luật của tư duy, hay là quy luật của mặt vô thức trong chúng ta – thứ mà chúng ta sống chung nhưng rất ít khi để ý đến. Tuy nhiên, có lẽ tôi mạo muội đưa vài ý kiến trước khi bạn đọc quyển sách này vì có thể tư duy của tác giả bị hạn chế vào thời điểm đó, như là một số biện chứng logic chẳng hạn. Cho nên chúng ta nên có một kiến thức tâm lý vững vàng khác trước khi đọc quyển này, cốt yếu là để chúng ta tiếp thu đầy đủ giá trị của quyển sách.

  4. Hoàng Ân

    Pháp là một đất nước phương Tây nhưng lại có mối quan hệ sâu sắc với Việt Nam. Bác Hồ vĩ đại của chúng ta cũng từng sống, làm việc và học tập về những cuộc cách mạng của Pháp để phần nào ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Do đó, khi đọc tác phẩm, minh cảm thấy phần nào có mối liên hệ về tâm lý, cách bắt đầu, cách làm cách mạng giữa cuộc cách mạng giành độc lập của dân tộc với những cuộc cách mạng của Pháp. Mình gợi ý các bạn có thể đọc thêm tác phẩm tâm lý học đám đông cùng tác giả cũng rất hay.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button