Câu Chuyện Phát Triển Và Hạnh Phúc

(1 đánh giá của khách hàng)

Tăng trưởng GDP liệu còn được bao nhiêu ý nghĩa khi môi trường bị tàn phá, đạo đức suy thoái, giáo dục rơi vào khủng hoảng, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng đến mức báo động? Bởi vậy, trong khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì rất cần tỉnh táo nhìn lại thực trạng xã hội, và khi đưa ra các chính sách, giải pháp cho sự phát triển cũng không thể xem nhẹ những lĩnh vực tác động đến chất lượng cuộc sống con người như môi trường, văn hóa, giáo dục, đạo đức….

Danh mục:

Phát triển và hạnh phúc là hai vấn đề cốt yếu và cũng là hai mục tiêu tối hậu mà mọi xã hội đều nhắm đến. Tuy vậy, không ít người còn nhầm lẫn giữa tăng trưởng kinh tế đơn thuần và sự phát triển bền vững, giữa sự phong phú về hàng hóa và tiện ích với sự giàu có về văn hóa tinh thần và cao hơn là hạnh phúc. Tăng trưởng GDP liệu còn được bao nhiêu ý nghĩa khi môi trường bị tàn phá, đạo đức suy thoái, giáo dục rơi vào khủng hoảng, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng đến mức báo động? Bởi vậy, trong khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì rất cần tỉnh táo nhìn lại thực trạng xã hội, và khi đưa ra các chính sách, giải pháp cho sự phát triển cũng không thể xem nhẹ những lĩnh vực tác động đến chất lượng cuộc sống con người như môi trường, văn hóa, giáo dục, đạo đức….

Đó là nội dung chủ yếu được đề cập đến trong khoảng 50 bài viết về văn hóa- xã hội của 11 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà văn mà tên tuổi đã rất quen thuộc với độc giả trong và người nước như: Hoàng Tụy, Phạm Duy Hiển, Nguyên Ngọc, Trần Văn Thị, Vũ Quang Việt, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Tùng, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Nghị, Trần Hữu Quang. Các bài viết này đều đã đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn và nay được tập hợp trong một cuốn sách có tưa đề Câu chuyện phát triển và hạnh phúc(*). Tuy phần lớn đề tài đều ít nhiều gắn với thời sự nhưng nội dung các bài viết thì hàm chứa một bề dày trải nghiệm và suy tưởng rất căn cơ.

Cảm nhận trước tiên của người đọc chính là sự sâu sắc, uyên bác và tinh tế trong cái nhìn của các tác giả về vấn đề được đề cập. Chẳng hạn, với GS. Hoàng Tụy, GS. Phạm Duy Hiển, TS. Vũ Quang Việt thì đó là sự phân tích, nhận định xác đáng về tình trạng xuống cấp, thậm chí khủng hoảng của giáo dục – khoa học nước ta hiện nay và những phân tích, nhận định này càng được củng cố bởi các cuộc khảo sát, điều tra công phu, khoa học về giáo dục và y tế do PGS. Trần Hữu Quang chủ trì. Với nhà văn Nguyên Ngọc thì đó là sự am tường về văn hóa Tây Nguyên và sự khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của rừng ở đây đối với môi trường sống của cả một vùng đất rộng lớn phía Nam. Với GS. Trần Văn Thọ, đó là sự xác định các tiêu chí cho một sự phát triển kin tế khả dĩ mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân. Với nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, đó là những luận giải về bản chất của niềm tin, đặt nó trong mối quan hệ với “cái biết”; về hạnh phúc như là “(sự) phản kháng cái phi lý, biết rằng nỗ lực của mình là vô vọng, nhưng có thể vượt qua nó bằng sự kiêu hãnh và khinh miệt”.

Điều đọng lại sâu đậm nhất qua các bài viết tâm huyết, là nỗi niềm trăn trở đối với đất nước của các tác giả. Tâm huyết ấy, nỗi niềm ấy thể hiện qua sự quan tâm lo lắng, đau xót trước “những điều trông thấy” trong xã hội và thái độ trăn trở, nỗ lực tìm kiếm phương cách thoát khỏi vòng suy thoái, khủng hoảng. Không ít những giải pháp được nêu lên với tinh thần xây dựng: chẳng hạn cải cách phương thức tuyển sinh Đại học, giảm nhẹ học phí và đặt biệt là giải pháp tiền lương cho ngành giáo dục (Hoàng Tụy), những cải cách cần thiết cho đại học (Vũ Quang Việt), việc tạo nên đội ngũ trí thức mới là người bản địa cho Tây Nguyên, bắt tay vào sự nghiệp trồng lại rừng (Nguyên Ngọc), đề nghị xem xét lại mô hình quản lý nghiên cứu khoa học (Phạm Duy Hiển)… Quả thật, trong câu chuyện về phát triển và hạnh phúc, các tác giả đã phát biểu một cách thẳng thắn, trung thực, với niềm tin ý thức trách nhiệm của người trí thức.

1 đánh giá cho Câu Chuyện Phát Triển Và Hạnh Phúc

  1. Trần Hồng Lĩnh

    Đây là một tập hợp của rất nhiều bài viết của các học giả, giáo sư, nhà nghiên cứu tâm huyết đối với sự hưng thịnh của đất nước. Sách gồm 4 phần chính. Phần mở đầu là những góc nhìn rất khác và rất sâu sắc về việc biến đổi khí hậu về những hậu quả mà khu vực miền Trung đang phải gòng mình gánh chịu. Phần thứ hai là những câu chuyện rất thú vị về lịch sử khai mở sứ đàng trong. Tuy không phải kể về cuộc đời chính sửa của 1 vị anh hùng nào đó, nhưng lại cung cấp rất nhiều thông tin về sự hình thành và phát triển về con người và văn hóa của sứ đàng trong.
    Phần thứ ba là những chia sẻ về nền giáo dục, tuy nhiên cũng như sự cải cách giáo dục hiện nay, các bài viết chỉ đi vòng vòng các vấn đề mà không cho thấy được giải pháp nào rõ rệt. Phần cuối, chia sẻ nhiều câu chuyện về văn hóa làng cổ về của cây đa bến nước, mái đình xưa, việc bảo tồn những giá trị văn hóa cổ xưa là vô cùng cần thiết.
    Sách sẽ hữu ích cho những bạn đang tìm kiếm những giá trị, những góc nhìn khác nhau về đất nước.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button