Chị Đào Chị Lý

(2 đánh giá của khách hàng)

Sự tha hóa của con người trước sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…

Danh mục:

“Có buồn rồi mới có được vui; có cực rồi, mới biết sướng.

Bà Ngọc trải qua những nỗi buồn rầu cực khổ. Từ đây bà mới vui sướng mà sống với cảnh đời thân ái giữa con trai con gái với dâu rể hòa thuận một nhà.

Có một điều làm cho người không hiểu tâm sự của con rể bà, họ có hơi thắc mắc, là Khánh kêu vợ là chị Đào mà Hoài cũng kêu vợ là chị Lý.

Ai muốn hiểu sao tự ý, bà Ngọc cứ vui cười tối ngày.”

Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930.

Tiểu thuyết của ông bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Đó là sự tha hóa của con người trước sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…

Lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày là một ưu thế khiến tác phẩm của Hồ Biểu Chánh chiếm được cảm tình đặc biệt của người dân Nam Bộ.

2 đánh giá cho Chị Đào Chị Lý

  1. Võ Thị Trúc Bình

    Có lẽ “Chị Đào chị Lý” của Hồ Biểu Chánh là một trong số những truyện hiếm hoi mà tác giả viết màu sắc khá sinh động, không quá buồn như các tác phẩm khác và cũng không quá mang tính hài hước, một tác phẩm khá bình dị và mộc mạc về người Nam Bộ. Truyện là một chuỗi những sắc thái khác nhau của các nhân vật: bà Ngọc, cô Đào, cô Lý…Truyện là một bài học về cách đối nhân xử thế và để chúng ta hiểu thêm rằng “Gieo nhân nào, gặp quả nấy” vẫn là quy luật muôn đời.

  2. Đỗ Thanh Hà Thư

    Đây là một tác phẩm không quá bi kịch hay nổi bật so với nhiều tác phẩm khác. Nhưng câu chuyện toát lên một vẻ rất riêng. Một bà Ngọc tao nhã nhưng u buồn, một cô Đào vui vẻ, xởi lởi, một cậu Khánh điển trai, trí thức, một cô Lý nhạy cảm, dịu dàng và nhiều nhiều nhân vật mang màu sắc sinh động vô cùng. Tính triết lí trong truyện nói lên hệ luật nhân-quả, những gì mà bất cứ ai, ở bất cứ thời điểm nào cũng đều sẽ hành động như thế, cũng đều sẽ cảm nhận những hỉ nộ ái ố mà nhân vật trong truyện.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button