Chú Bé Rắc Rối

(5 đánh giá của khách hàng)

“Chú bé rắc rối” của Nguyễn Nhật Ánh là 1 câu chuyện hay về tình cảm học trò đầy rắc rối và lém lỉnh nhưng cũng hài hước và đầy tình cảm. truyện xoay quanh 2 nhân vật chính là An và Nghi – 2 học sinh có lực học cách xa nhau hoàn toàn. Khi được cô giao kèm cặp cho An học thì Nghi rất buồn và không thích. Nhưng sau vài lần chơi chung thì 2 nhân vật lại rất kết và không muốn lìa xa..

Danh mục:

Không biết các bạn như thế nào, chứ tôi thì tôi chưa từng lo cho ai bao giờ. Tôi lo cho chính tôi còn chưa xong nữa là. (mới mở đầu truyện thì nhân vật chính đã tâm sự như vậy rồi, nghe thấy RẮC RỐI). Thực sự thì làm sao, vẫn là giọng văn “đọc tức cười”, cách thắt nút, mở nút đầy bất ngờ của tác giả dẫn ta đi hết rắc rối này đến rắc rối khác. Đọc rắc rối nhưng mà thấy thú vị.

5 đánh giá cho Chú Bé Rắc Rối

  1. Love Little

    Với lối viết dung dị và cách chọn đề tài gần gũi với lứa tuổi học trò, như quan hệ thầy trò, trường lớp, bạn bè, gia đình . Câu chuyện trong sáng đáng yêu của hai cậu bé , đôi khi chúng ta cũng vô tình bắt gặp những tình huống tương tự của tuổi học trò, nhẹ nhàng, không quá đỗi lớn lao nhưng để lại cho con người ta nhiều suy ngẫm, bồi hồi nhớ lại một phần của ấu thơ đã chẳng thể quay trở về.
    Những tình tiết nối tiếp nhau làm nên sự hấp dẫn, có kịch tính có cao trào khi người anh Dự của cậu bé An chính là bóng ma trong lò thịt. Những câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh viết cho lứa tuổi thiếu niên chẳng bao giờ nhạt nhòa.

  2. Phan Thị Vân Trang

    Mặc dù tác phẩm đã được giải thưởng về văn học nhưng sao mình chưa thể cảm nó nhỉ? So với những cuốn sách khác thì đây có thể là chưa xuất sắc lắm. Nội dung bình thường, các tình tiết cũng không cao trào, gây hứng thú khi đọc. Tuy nhiên, điểm cộng của cuốn sách này là trang trí bìa đẹp, hình thức dễ nhìn và lời văn giản dị, đúng chất của tuổi mới lớn. Đọc xong hết tác phẩm nhưng mình không thể biết chú bé rắc rối là ai nữa, có lẽ là hai người. Cuối cùng, cuốn sách ít nhiều cũng mang lại tiếng cười, đặc biệt là lúc Nghi dạy Ánh học bài, hay và buồn cười lắm.

  3. Ngô Thanh Phương

    “chú bé rắc rối” của Nguyễn Nhật Ánh là 1 câu chuyện hay về tình cảm học trò đầy rắc rối và lém lỉnh nhưng cũng hài hước và đầy tình cảm. truyện xoay quanh 2 nhân vật chính là An và Nghi- 2 hs có lực học cách xa nhau hoàn toàn.khi được cô giao kèm cặp cho An học thì Nghi rất buồn và không thích. nhưng sau vài lần chơi chung thì 2 nhân vật lại rất kết và không muốn lìa xa.
    cao trào và cũng là đoạn hấp dẫn của truyện chính là lúc An và Nghi biết được anh Dự(anh cả của An) chính là “bóng ma” trong lò thịt và những câu chuyện rắc rối liên quan tới anh. nhưng nỗi buồn và sự xấu hổ về anh của mình cũng được vơi đi khi anh Vĩnh- anh hai của An đã được nêu gương “người tốt việc tốt”, lao động hạng nhất.
    các bạn hãy thử đọc truyện nhé!

  4. Tống Đỗ Tuyết Nga

    Chú bé rắc rối là 1 trong những tác phẩm có kết thúc hậu, chứ không buồn và đầy nước mắt như “Còn chút gì để nhớ” hay “Mắt biếc”. Truyện làm mình nhớ lại những năm tiểu học, mình cũng phải kèm một bạn học lực yếu trong lớp, chỉ có điều người bạn đó không gây ra nhiều trò hề thậm chí là tai quái, hay kiếm cớ trốn học đi chơi như cậu bạn An trong truyện. Ban đầu, cũng như Nghi – nhân vật chính trong truyện, mình không ưa gì An cả. Nhưng dần dần, qua nhiều tình huống, lại thấy An rất đáng yêu “hay nói năng tưng tửng, ưa chọc cười và mặc dù lơ là học tập nhưng chơi với bạn lại rất tốt, sẵn sàng nhường nhịn và hy sinh vì bạn”.
    Những tình tiết, đan xen nối tiếp nhau rất hấp dẫn, có cao trào là khi phát hiện ra sự thật về anh Dự – người anh cả của An – cuối cùng là một cái kết trọn vẹn khi người anh thứ 2 đi tình nguyện thanh niên xung phong của An – anh Vĩnh – được nêu gương “người tốt việc tốt.
    Ngoài ý nghĩa chính là đề cao tình bạn trong sáng giữa An và Nghi, truyện còn muốn nhắn nhủ đôi điều cho những ai vẫn còn đang ở lứa tuổi học trò : “Cái vốn quí nhất của con người là sự hiểu biết, chứ không phải tiền bạc. Có 1 câu ngạn ngữ nói rằng: Tiền bạc là phương tiện của người khôn và mục đích của người dại”. Thử đọc nhé!

  5. Lê Bảo

    Chú bé rắc rối là câu chuyện trong sáng đáng yêu về tình bạn của hai cậu bé An và Nghi cùng những điều xoay quanh cuộc sống hai cậu bé. Những gì trong sáng và trẻ nít trong suy nghĩ của An và Nghi được thể hiện khá rõ nét và thực tế. Cả cách “ghét” An của Nghi cũng được diễn tả theo lối rất trẻ con, cách An thấy xấu hổ vì người anh cả của mình cũng như tự hào vì người anh kế thực sự rất trẻ con nhưng cũng không kém phần cảm động. Câu chuyện không quá kịch tính, không quá ấn tượng nhưng lại không hề phai nhạt trong tủ sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Những tác phẩm mà ông viết về thiếu nhi không có quyển nào là nhạt nhòa cả.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button