Chuyện Làng Nhô

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thiều đã có những nhân vật rõ nét, có những biến cố kịch tính, có những cảnh huống căng thẳng, đủ chất liệu cho phim. Lên phim, Phạm Ngọc Tiến xoáy bật vào cái làng sinh chuyện – Chuyện làng Nhô.

Danh mục:

Chuyện làng Nhô, kịch bản phim truyền hình (1995), là tác phẩm đầu tay ở thể loại này của nhà văn Phạm Ngọc Tiến khi anh đầu quân về Trung tâm sản xuất phim truyền hình thuộc Đài truyền hình Việt Nam. Cốt lõi của nó là từ cuôn tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng (Nxb Công An Nhân Dân, 1994) của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

Một cuốn tiểu thuyết được viết ra từ chính một sự kiện có thật đã diễn ra ở vùng đồng chiêm Kim Bảng (Hà Nam). Những người nông dân nơi đó do có những mâu thuẫn với một số cán bộ chính quyền địa phương trong việc quản lý đất đai, cách thức làm ăn, đời sống sinh hoạt, đã kiến nghị, đã phản đối, và cuối cùng đã thành ra chống đối khi có kẻ xấu ở làng bày mưu xúi giục, tìm cách lái họ chệch hướng đấu tranh. Vụ việc bùng ra gây chấn động dư luận và cuối cùng đã được giải quyết, lập lại trật tự ở làng quê, để cho người nông dân được sống thực trên mảnh đất của mình.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã về tận nơi tìm hiểu sự việc, lấy tài liệu, gặp gỡ trò chuyện với những người thực trong biến cố đó, và anh soi chiếu nó bằng cái nhìn văn học. Tên sách Kẻ ám sát cánh đồng mang tính biểu tượng, đó không chỉ là một nhân vật cụ thể mà còn có thể là một cách làm sai, một cách nhìn chưa đúng gây ra nhũng loạn, hà hiếp ở nông thôn mới. Ý nghĩa này ở cuốn tiểu thuyết của người bạn văn chắc hẳn đã hấp dẫn Phạm Ngọc Tiến khi anh tìm kiếm một cốt truyện viết kịch bản phim truyền hình đầu tay.

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thiều đã có những nhân vật rõ nét, có những biến cố kịch tính, có những cảnh huống căng thẳng, đủ chất liệu cho phim. Lên phim, Phạm Ngọc Tiến xoáy bật vào cái làng sinh chuyện – Chuyện làng Nhô. Chuyện làng nhưng cũng là chuyện nước, tác phẩm nghệ thuật phải chưng cất, khái quát hiện thực, không chỉ mô tả mà còn phản ánh, sau phản ánh còn là thể hiện, và thể hiện là để nghiền ngẫm. Tác phẩm Kẻ ám sát cánh đồng của Nguyễn Quang Thiều đã không đơn thuần chỉ là kể về một vụ việc, nó không phải là một báo cáo hình sự, nó là tiểu thuyết. Tác phẩm Chuyện làng Nhô của Phạm Ngọc Tiến chuyển thể từ tiểu thuyết thành phim, biến con chữ nằm im thành hình ảnh chuyển động, là cụ thể hóa rõ hơn, sâu hơn những số’ phận người, đập thẳng vào giác quan và tâm trí người xem. Cố nhiên từ sách lên phim thông qua kịch bản là bằng sự đạo diễn và diễn xuất (dựng thành phim năm 1997). Nhưng “có bột mới gột nên hồ”, một cuốn sách hay thành một kịch bản hay và được một bộ phim hay.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chuyện Làng Nhô”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button