Chuyện Nhà Quê

(4 đánh giá của khách hàng)

Tuổi thơ gắn liền với chốn làng quê yên bình bị giày xéo bởi chiến tranh, Chuyện Nhà Quê như mảng hồi ức khó quên của một người con khi nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn. Làng phố trong văn của bọ Lập có sự kết hợp giữa cái bần cùng, chất phát của “làng” với cái ồn ào, xô bồ của phố.

Danh mục:

Chuyện Nhà Quê là tập truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Trong đó có 1/5 là những tạp văn có tính truyện ngắn, 1/5 là những truyện ngắn chưa in tập nào kể từ sau tập Tiếng gọi phía mặt trời lặn, 3/5 còn lại những truyện ngắn được nhiều người ưa thích nhưng chưa in tập nào như Hố xí hai ngắn, Xóm gái hoang, Quê choa chí dị…

Cách kể chuyện của Nguyễn Quang Lập trong Chuyện Nhà Quê cuốn hút lạ thường. Đúng như nhà văn Bảo Ninh đã nhận xét, bọ Lập đã rất thành công với thể loại “khẩu văn” qua tác phẩm này. Giọng văn giản dị, chân chất đúng như tính cách của người dân quê dường như đã thu hẹp giữa tác giả và người đọc. Giản đơn trong khắc họa tính cách của từng nhân vật nhưng lại rất cầu kì trong mạch cảm xúc. Có lẽ hiếm ai có khả năng khiến người đọc vừa giận vừa thương như Nguyễn Quang Lập.

Qua những trang viết trong Chuyện Nhà Quê, ông phơi bày những tật xấu của các nhân vật một cách không thương tiếc ngay khi vừa bắt đầu câu chuyện. Lối viết “khẩu văn” đặc trưng của bọ Lập có thể khiến người đọc lần đầu tiên tiếp xúc những tác phẩm của ông có đôi chút choáng ngợp với những suy nghĩ con người, cuộc sống được bộc lộ một cách rất thành thật và hồn nhiên, chẳng hề ngượng ngùng hay cố gắng hoa mĩ. Chẳng hạn như ở truyện ngắn Anh hờ hờ. Tuy người đọc không rõ đây có phải là câu chuyện thật đã xảy ra với tác giả hay không nhưng ông dám đưa cả bản thân mình và những tên tuổi khác vào làm nhân vật như: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Khải… Dù cả truyện ngắn là để phê phán thói hư vinh, xem trọng danh vọng hơn bản chất nghệ thuật của anh Hờ Hờ nhưng tác giả cũng có can đảm tự phê phán thói xấu của chính mình qua một chi tiết trong truyện: khi biết ai về nhà anh Hờ Hờ cũng được đãi cỗ linh đình, ông cũng mong muốn được anh Hờ Hờ mời về nhà và khi có cơ hội đó, ông đã nhận ngay lập tức. Tinh thần tự phê phán đó khiến người đọc phần nào nhớ đến Trung Trung Đỉnh vì ông cũng nhiều lần tự phê phán bản thân qua những truyện ngắn có nhân vật chính tựa như đại diện cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, nếu như Trung Trung Đỉnh tự phê phán bản thân mình với một giọng văn trầm buồn, nặng nề thì Nguyễn Quang Lập lại viết với sự hài hước, châm biếm.

Cái hài hước trong văn Nguyễn Quang Lập thường đến trước và hiển lộ rõ ràng, sự châm biếm thường ẩn đằng sau hoặc đến cuối truyện mới tỏ tường với người đọc. Vì thế, truyện của Nguyễn Quang Lập luôn kết thúc theo cách hiếm ai có thể ngờ tới. Điển hình là truyện Kí ức năm hào, ở đầu truyện, có thể người đọc sẽ chỉ nghĩ đây là hồi ức dễ thương, có phần hài hước của một cậu bé về lần đầu tiên khi cậu kiếm được năm hào và nâng niu nó như thế nào. Cậu có phần tự mãn về bản thân mình khiến chúng ta chưa thấy rõ sự tự châm biếm mỉa mai, nỗi buồn của cậu trong kí ức này. Chỉ đến tận cùng, câu chuyện mới đột ngột chuyển hướng. Và sự tài tình của Nguyễn Quang Lập nằm ở chỗ dù câu chuyện có đột ngột chuyển hướng, độc giả vẫn có thể đồng cảm với nhân vật. Thậm chí, với những truyện mà bọ Lập đột ngột kết thúc bằng nỗi buồn còn có thể khiến người đọc ngẩn ngơ và chìm trong suy tư của nhân vật không khác gì một truyện buồn đích thực dù đầu truyện tác giả có viết hài hước như thế nào chăng nữa. Hay là vì chính sự hài hước ở đầu truyện lại tạo ra cực đối lập khiến nỗi buồn ớ cuối truyện càng thêm thấm thía? Tiêu biểu cho kiểu cấu trúc này là những truyện như: Thằng sứt môi, Chuyện tình anh cu Đom, Kí ức năm hào…

Tuổi thơ gắn liền với chốn làng quê yên bình bị giày xéo bởi chiến tranh, Chuyện Nhà Quê như mảng hồi ức khó quên của một người con khi nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn. Làng phố trong văn của bọ Lập có sự kết hợp giữa cái bần cùng, chất phát của “làng” với cái ồn ào, xô bồ của phố. Thậm chí trong vài khoảnh khắc hai tính chất trái ngược ấy cùng xuất hiện song song. Cảm hứng trào lộng được coi là khuynh hướng mới trong cách nhìn nhận cuộc sống của các nhà văn hiện đại. Nguyễn Quang Lập rất biết cách lồng ghép yếu tố này vào trong Chuyện Nhà Quê. Sự nhạy cảm vốn có của một nhà văn nhiều kinh nghiệm sống đã giúp cho bọ Lập viết nên những trang viết rất “đời”.

Ông trăn trở trong từng câu chuyện và nhân vật thể hiện cái nhìn thương cảm trước những tha hóa, đổi thay của con người, của thời cuộc. Dù văn ông thoạt nghe như kể chuyện chứ không phải là câu từ biến hóa thành văn, nhưng chính cái khô khan ấy lại giúp độc giả ngộ ra được tính triết lí.

4 đánh giá cho Chuyện Nhà Quê

  1. Nguyễn Thị Thu Hà

    Mình nghĩ trước hết đây là một cuốn sách để gây cười, những câu chuyện nhà văn chia sẻ rất nhà quê, rất đời thường, rất gần gũi. Tuy nhiên tiếng cười nhà văn tạo ra cho độc giả thông qua cuốn sách này không phải là tiếng cười sáo rỗng, chộp giật, cười rồi quên ngay, mà tiếng cười ở đây còn đọng lại mãi, khiến người đọc suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề của đời sống tưởng bình thường mà thật ra không phải vậy. Ngôn ngữ của tác giả không được trau chuốt hoa mĩ, rất bình dân gần gũi, tuy thô mà không tục. Đây là một cuốn sách thật sự rất đáng đọc.

  2. Hoàng Châu

    Cuốn sách này mình không biết nhận xét như thế nào mới đúng. Những câu chuyện tác giả kể đều rất hay, rất dung dị, rất đời thường, nhiều cái nghe đó để cười nhưng trong lòng lại thấy ngắc ngoải không yên. Mình lại rất thích nghe những chuyện ngày xưa ở làng quê vì vừa ngô nghê, vừa buồn cười. Nhưng có 1 điều mà đôi lúc mình cảm thấy bội thực đó là truyện của Bác tục quá, trần trụi quá, 10 truyện như 1 không truyện nào không đề cập đến sự dung tục, tình dục đời thường. Mình không phải là muốn đọc 1 truyện viết mé mé, cái gì thấy tục quá thì né bớt đi, chỉ tại đọc xong mình cả truyện làm mình giảm nhiều cảm xúc về vùng quê, chả nhẽ truyện nhà quê lúc nào cũng chỉ toàn mấy chuyện như vậy sao? 🙁

  3. Trần Vũ

    Nếu như Trung Trung Đỉnh tự phê phán bản thân mình với một giọng văn trầm buồn, nặng nề thì Nguyễn Quang Lập lại viết với sự hài hước, châm biếm. Cái hài hước trong văn Nguyễn Quang Lập thường đến trước và hiển lộ rõ ràng, sự châm biếm thường ẩn đằng sau hoặc đến cuối truyện mới tỏ tường với người đọc. Vì thế, truyện của Nguyễn Quang Lập luôn kết thúc theo cách hiếm ai có thể ngờ tới. Điển hình là truyện Kí ức năm hào, ở đầu truyện, có thể người đọc sẽ chỉ nghĩ đây là hồi ức dễ thương, có phần hài hước của một cậu bé về lần đầu tiên khi cậu kiếm được năm hào và nâng niu nó như thế nào. Cậu có phần tự mãn về bản thân mình khiến chúng ta chưa thấy rõ sự tự châm biếm mỉa mai, nỗi buồn của cậu trong kí ức này. Chỉ đến tận cùng, câu chuyện mới đột ngột chuyển hướng. Và sự tài tình của Nguyễn Quang Lập nằm ở chỗ dù câu chuyện có đột ngột chuyển hướng, độc giả vẫn có thể đồng cảm với nhân vật. Thậm chí, với những truyện mà bọ Lập đột ngột kết thúc bằng nỗi buồn còn có thể khiến người đọc ngẩn ngơ và chìm trong suy tư của nhân vật không khác gì một truyện buồn đích thực dù đầu truyện tác giả có viết hài hước như thế nào chăng nữa. Hay là vì chính sự hài hước ở đầu truyện lại tạo ra cực đối lập khiến nỗi buồn ớ cuối truyện càng thêm thấm thía? Tiêu biểu cho kiểu cấu trúc này là những truyện như: Thằng sứt môi, Chuyện tình anh cu Đom, Kí ức năm hào..

  4. Nhung Týt

    Nếu bạn cũng thích đọc văn trào phúng, kể về chuyện mình, truyện đời của những làng quê Việt Nam xưa giống như mình, thì bạn không nên bỏ qua cuốn sách này.
    Biết bao tình huống bi hài, ái ố, khiến nhiều lúc ta cười nhưng cũng có lúc phải rơi nước mắt. Truyện viết với giọng văn giản dị, cực kỳ dễ đọc mà dí dỏm và không thiếu triết lý sống ẩn chứa bên trong đó. Mạch cảm xúc của từng nhân vật dẫn dắt khá khéo léo mà thâm trầm, sâu sắc.
    Một cuốn sách hay và một khi đã đọc, bạn sẽ không muốn buông xuống nửa chừng đâu.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button