Có 500 Năm Như Thế

(1 đánh giá của khách hàng)

“Chưa biết điều khẳng định ‘Mỹ Sơn chính là di sản tổ tiên ta để lại’ đúng đến đâu nhưng chắc chắn làm người đọc cảm động và cảm phục. Có 500 Năm Như Thế là một bằng chứng đẹp về cái thao thức bất tận trong việc đi tìm sự thật, bằng một thái độ viết tâm huyết, nghiêm túc, được nâng đỡ bởi một tâm hồn lãng mạn, bay bổng.”

Danh mục:

Cuốn sách Có 500 Năm Như Thế một công trình nghiên cứu công phu về bản sắc văn hóa Quảng Nam trong sự gắn bó chặt chẽ với văn hóa Chăm. Cuốn sách bàn về những nội dùng chính: sự thật về hai chữ “Nam tiến”, văn hóa Quảng Nam biến đổi theo tiến trình lịch sử, ngôn ngữ Quảng Nam như là ngôn ngữ của người Chăm nói tiếng Việt. Toàn bộ nội dung cuốn sách là nỗ lực khai phá những tri thức mà theo tác giả, đã bị chìm khuất, hay lãng quên trong lịch sử, mà nay cần tạo dựng để giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về văn hóa – vốn là một vấn đề không bao giờ giản đơn.

* * * * *

“Cuốn sách Có 500 Năm Như Thế của HTT vì vậy đã làm rất tốt việc chỉ ra nhu cầu suy nghĩ về cuộc Nam tiến và mối quan hệ Chăm-Việt một cách đa chiều hơn, và những ý tưởng mà cuốn sách này đưa ra có thể giúp độc giả suy nghĩ về những vấn đề ấy.”

(Liam Kelley, blog leminhkhaiviet.wordpress.com)

“Chưa biết điều khẳng định ‘Mỹ Sơn chính là di sản tổ tiên ta để lại’ đúng đến đâu nhưng chắc chắn làm người đọc cảm động và cảm phục. Có 500 Năm Như Thế là một bằng chứng đẹp về cái thao thức bất tận trong việc đi tìm sự thật, bằng một thái độ viết tâm huyết, nghiêm túc, được nâng đỡ bởi một tâm hồn lãng mạn, bay bổng.”

Andrea Hoa Pham, tạp chí Văn hóa Nghệ An

“Chúng ta là Chăm “đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm”. Đây là một nhận định vừa chuẩn xác vừa dũng cảm, vừa khoa học vừa nhân văn. Nó là bước quan trọng để hóa giải lịch sử và hòa giải dân tộc.”

1 đánh giá cho Có 500 Năm Như Thế

  1. An Danh

    Sách viết nhiều thông tin bổ ích và khá bất ngờ về người dân miền trung. Nhưng dùng lịch sử để giải thích về giọng nói và tính cách người miền trung e là chưa hợp lý. Tôi có đọc 1 tài liệu, đại khái nói miền trung này mỗi địa phương thường bị chia cắt bởi 1 ngọn núi hoặc 1 con sông. Mà ngày xưa đi lại khó khăn, bị ngăn sông ngăn núi thì sẽ hình thành vùng miền riêng biệt. Vì vậy mà giọng nói văn hóa cũng khác nhau….

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button