Cô Gái Đồng Trinh Và Chàng Du Tử

(5 đánh giá của khách hàng)

Đó là cuộc thức tỉnh của nàng Yvette. Nàng sống trong nhà đạo của người cha mục sư. Nhưng đời sống thì ở bên ngoài. Mà đời sống thì khác, “tựa như một mặt trời quay nhanh và nguy hiểm”.

Danh mục:

Cô gái đồng trinh và chàng du tử (The Virgin And The Gipsy) là một tiểu thuyết ngắn rực rỡ, mãnh liệt. Nó thức tỉnh niềm đam mê, tình yêu và tự do.

Đó là cuộc thức tỉnh của nàng Yvette. Nàng sống trong nhà đạo của người cha mục sư. Nhưng đời sống thì ở bên ngoài.

Mà đời sống thì khác, “tựa như một mặt trời quay nhanh và nguy hiểm”.

Một khát vọng thoát ly.

Một cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nàng và chàng du mục.

Rồi cơn lũ ập đến. Đến từ dòng sông. Đến từ đời sống. Đến từ tâm hồn nàng.

Cơn lũ có sức mạnh hủy diệt. Cuốn phăng tòa nhà đạo.

Nàng đối mặt với Nước, với Đời, với Du Tử.

Yvette ơi, nàng hãy sống!

5 đánh giá cho Cô Gái Đồng Trinh Và Chàng Du Tử

  1. Dinh Phu Dinh

    Tác giả đã rất xuất sắc trong việc mô tả tâm lý nhân vật cũng như thực trang xã hội Anh thời bấy giờ. Đặc biệt là tâm lí của nhân vậ chính, cô nàng “Yvette” một cô gái sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Cô và chị cô đã thích nghi dần với lới sống đó nhưng vẫn có những đợt “sóng ngầm” xô đẩy. Nhưng do truyện quá ngắn nên đọc cái kết xong có hơi hụt hẫn.

  2. Tống Thanh Thịnh

    Cuốn sách này là một cuốn tiểu thuyết ngắn của DH Lawrence nó mang lại cho con người cái nhìn chân thật của xã hội những năm 20s của thế kỉ trước. Cuốn sách đề cao đến việc sử dụng từ ngữ và kết cấu câu chuyện tuy nhiên nó vẫn mang những khuyết điểm sau : nó khó đọc và khó cảm nhận vì các nhân vật trong tác phẩm đều có cá tính khác người, từ ngữ được sử dụng dường như cũng mang hơi hướng bác học. Mặc dù vậy thì nó cùng cuốn ” Cong chúa ” cũng đã trở thành một bộ đôi đóng góp và trong kho tàng kiệt tác của Lawrence.

  3. NGUYEN MINH THANH

    Để có được một sự thay đổi cần một yếu tố từ bên ngoài và trong tác phẩm này là chàng du mục-Joe Boswell, “Và mãi khi đó nàng mới hay chàng có một cái tên” (trang 155). Chàng du mục đã đưa Yvette ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực của cha mình-mục sư Arthur Saywell về tình yêu, cũng như thoát khỏi hằn học của bà nội (Trưởng Mẫu) về người mẹ của mình, mà theo Trưởng Mẫu là “Kẻ vốn dĩ là Cynthia” đã bỏ gia đình.
    Một khía cạnh khác của Tự do, của Tình yêu trong Cô Gái Đồng Trinh Và Chàng Du Tử là lề thói gia đình, nền giáo dục gia đình “tự thần thánh hóa bản thân”.
    Không chỉ riêng Việt Nam mới có chuyện tôn ti trật tự trong gia đình hay còn gọi là lễ giáo phong kiến. Mà một nước phương tây vốn dĩ được xem là hình mẫu của Dân chủ, Tự do và Bình đẳng cũng đã trải qua giai đoạn chuyển tiếp khắc nghiệt.
    D.H. Lawrence (1885-1930) cảm nhận được những gì đang xảy ra tại xã hội Anh quốc lúc bấy giờ. Thông qua Cô Gái Đồng Trinh Và Chàng Du Tử, tác giả muốn lột tả hết những rào cản và hủ tục trong gia đình và xã hội đương thời.

  4. Trần Phượng

    Chất trữ tình ngọt ngào là đặc trưng của DH Lawrence, tuy nhiên mỗi một tác phẩm là một giai điệu, một âm hưởng khác nhau. Cô gái đồng trinh và chàng du tử cuốn hút người đọc ngay từ những trang đầu bởi tình tiết kịch tính và lối dẫn dắt tài tình của tác giả. Người đọc đã đọc vào tác phẩm thì cứ phải theo mạch truyện bị cuốn đi. Lối viết uyển chuyển của DH Lawrence khiến cho người đọc không ngừng suy nghĩ, liên tục tiếp nhận, liên tục đánh giá tình huống, đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Mỗi một nhân vật hiện lên với một nét tính cách rất riêng, làm nên bức tranh nhiều sắc màu trong truyện. Với DH Lawrence, người ta cành hiểu nhiều hơn về khát vọng tình yêu của con người, nhất là những con người bị kiềm tỏa bởi lễ giáo.
    Cuốn sách hấp dẫn ngay từ bìa sách quá đẹp và hình ảnh!

  5. Liễu Hồ

    Cuốn sách thuộc thể loại truyện vừa, chỉ vỏn vẹn chừng 150 trang nhưng đầy lôi cuốn. Đó là câu chuyện tình rất thực của nàng Yvette con gái một mục sư. Nhưng cuốn sách không chỉ dừng lại ở những cảm xúc tình cảm của nàng dành cho chàng du tử điển trai đã có vợ con, mà trên hết là một bức tranh xã hội Anh với những định kiến gia giáo qua hình ảnh mục sư lễ phép luôn nghe lời mẹ, với bà nội – người cầm trượng cai quản cả gia đình đúng theo lề thói và bà cô không chồng sống cùng. Họ những thế hệ cũ, không chấp nhận được lối sống mới của ba cô con gái trẻ. Cái chết của bà nội ở kết truyện như hồi chuông gióng lên cho một xã hội cũ kĩ phải nhường chỗ cho một đời sống cởi mở hơn và những rào cản cũ phải được phá bỏ. Theo cá nhân mình bìa sách trình bày không được đẹp, nhưng đây vẫn là một cuốn sách hay nên đọc.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button