Con Đường Chuyển Hóa

(2 đánh giá của khách hàng)

Sách Con Đường Chuyển Hóa của thiền sư Thích Nhất Hạnh là những hướng dẫn cụ thể để chúng ta tiếp xúc được suối nguồn thiền tập của đạo Bụt. Hơn thế nữa, tác giả còn hiến tặng những phương pháp thực hành thực tế giúp hành giả trải nghiệm được nếp sống tỉnh thức trong đời sống hàng ngày.

Danh mục:

Giới thiệu

Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm và kinh Quán Niệm Hơi Thở là hai kinh gối đầu giường của các vị khuất sĩ thời Bụt còn tại thế và là nền tảng của nếp sống thiền tập đạo Bụt.

Sách Con Đường Chuyển Hóa của thiền sư Thích Nhất Hạnh là những hướng dẫn cụ thể để chúng ta tiếp xúc được suối nguồn thiền tập của đạo Bụt. Hơn thế nữa, tác giả còn hiến tặng những phương pháp thực hành thực tế giúp hành giả trải nghiệm được nếp sống tỉnh thức trong đời sống hàng ngày.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói rằng ngày phát hiện ra hai bản kinh này, Ngài thấy mình là người hạnh phúc nhất trên đời.

Đọc thử

Sau đây là những lời mà tôi đã được nghe đức Thế Tôn dạy, hồi người còn đang cư trú Kammasadhamma, nơi một ấp phố của giống dân Kuru. Một hôm Đức Thế Tôn gọi các vị khất sĩ: “Này quý thầy!” các vị khất sĩ đáp: “Thưa Thế Tôn, có chúng tôi đây”. Bụt nói: “Này quý vị, đây là con đường duy nhất để giúp chúng sanh thực hiện thanh tịnh, vượt thắng phiền não, tiêu diệt ưu khổ, đạt tới chánh đạo và chứng nhập Niết bàn: đó là con đường của bốn phép an trú trong quán niệm”.

Bốn phép an trú trong quán niệm ấy là những phép nào?

1. Này các vị khất sĩ! Vị khất sĩ an trú trong phép quán niệm thân thể nơi thân thể, tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức, bỏ ra ngoài mọi tham dục và chán bỏ đối với cuộc đời.

2. Này các vị khất sĩ! Vị khất sĩ an trú trong quán niệm cảm thọ nơi cảm thọ, tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức, bỏ ra ngoài mọi tham dục và chán bỏ đối với cuộc đời.

3. Này các vị khất sĩ! Vị khất sĩ an trú trong phép quán niệm tâm thức nơi tâm thức, tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức, bỏ ra ngoài mọi tham dục và chán bỏ đối với cuôc đời.

4. Này các vị khất sĩ! Vị khất sĩ an trú trong phép quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức, tinh cần, sáng suốt và tỉnh thức, bỏ ra ngoài mọi tham dục và chán bỏ đối với cuộc đời..

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

11 cuốn sách tâm linh hay giúp bạn thấu hiểu tâm hồn mình - Bằng cách lồng ghép các yếu tố huyền ảo đan xen với những câu chuyện có thật, 11 cuốn sách tâm linh soi rõ tầm nhìn của bạn, mở ra trước mắt một "bức tranh toàn cảnh" để bạn hiểu thêm về bản thân, những người xung quanh và giúp bạn trả lời câu hỏi :"Mình thật… Đọc thêm
Những quyển sách hay nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt lại Lạt ma. Giọng văn của thiền sư mang đến cho bạn đọc một cảm giác ấm áp, chân thành nhưng cũng không kém phần mãnh liệt, sâu sắc, hướng đến cái thiện… Đọc thêm
10 quyển sách hay về phật giáo đọc để yên vui và hạnh phúc - Ai cũng có những đau khổ và phiền não với muôn hình muôn vẻ khác nhau, 10 quyển sách hay về phật giáo giúp ta nhìn thẳng và thấu hiểu những khổ đau để từ đó biết cách thực hành "buông xả phiền não" . Có như vậy cuốc sống mới trở nên tươi đẹp… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

2 đánh giá cho Con Đường Chuyển Hóa

  1. Lý Thị Ngọc Hường

    Thiền Sư sẽ hướng dẫn để thực hành các bài tập quán chiếu thân thể, quán chiếu cảm thọ, quán chiếu tâm ý mà một thiền sinh cần biết để hành thiền. Mọi người có thể đọc sách để hiểu thêm. Ở đây S xin được trích đoạn một số ý hay mà S đúc kết và muốn chia sẻ với mọi người

    Nếu ta cắt những bông hoa ngoài vườn vào trang trí phòng khách, thì đó là vì ta thấy những bông hoa ấy đẹp. Ta phải thẳng thắn nói như vậy, ta không thể nói dối lòng được. Ta nói như thế vì ta thấy như thế, cho nên khi các bông hoa ấy héo tàn, và vẻ đẹp của các bông hoa ấy không còn nữa, ta sẽ không thấy khổ đau và buồn chán. Và vì thấy được tính vô thường của những bông hoa cho nên ta càng thấy rõ được cái đẹp của các bông hoa và ta càng trân quý sự có mặt của cái đẹp ấy. Người quan sát tinh tế sẽ thấy được tính cách bất nhị của hoa và rác, sẽ thấy được trong hoa có rác, trong rác có hoa, sẽ biết rằng hoa cần rác mà có, rác cũng cần hoa mà thành, do đó sẽ biết chấp nhận rác để chuyển hoá thành hoa và sẽ không sợ hãi khi thấy bông hoa tàn tạ thành rác. Nếu người trồng hoa biết đối xử với phân rác một cách từ hoà và không kỳ thị, thì người tu đạo cũng biết cách đối xử với thân ngũ uẩn của mình một cách từ hoà và không kỳ thị. Năm uẩn (thân thể, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức) của mình là cơ sở của khổ đau và mê vọng nhưng cũng là cơ sở của an lạc và giải thoát. Ta không nên tham đắm cũng không nên ghét bỏ năm uẩn.

    Giải thoát trong đạo Bụt là giải thoát bằng sự tỉnh thức và bằng sự hiểu biết, và vì vậy hành giả không cần cực nhọc vật lộn với tham đắm. Khi có tâm niệm tham dục thì ý thức là mình đang có tâm niệm tham dục. Ta định nghĩa thế nào là dục? Nhịn đói ba ngày, ta thèm ăn cơm, cái đó có phải là dục không? Đói thì ăn, khát thì uống… điều ấy có đi ngược với giáo lý giải thoát không? Nếu điều ấy đi ngược với giáo lý giải thoát, đạo Bụt há chẳng phải là con đường trốn tránh và tiêu diệt sự sống? Nhưng ta cũng biết rằng ăn và uống có thể đem đến sự tàn hoại thân thể trong trường hợp ta ăn uống quá độ, nhất là khi thức ăn ta ăn và uống có tác dụng độc hại cho cơ thể. Vậy thì ta có thể nói: ăn uống thế nào để làm cho thân thể khoẻ mạnh, đó là đi đúng đạo ký giải thoát. Còn ăn uống mà gây khổ đau cho bản thân ta và cho người khác, đó là đi ngược với đạo lý giải thoát

    Thấy một cảnh mặt trời lặn đẹp và biết thưởng thức cái đẹp ấy, đó không phải là dục, nếu ta an trú một cách tự do, không bị bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận. Thấy được tự tính vô thường, vô ngã và duyên sinh của vạn vật rồi thì ta đạt tới sự thảnh thơi đó…

    Trong ta có tất cả những hạt giống tốt và hạt giống xấu. Thêm vào đó là những hạt giống đã được gieo trồng từ thuở bé, trong môi trường gia đình, học đường và xã hội. Hạt giống xấu là hạt giống khổ đau, và hạt giống tốt là hạt giống của hạnh phúc. Một hạt giống xấu cũng chứa đựng trong nó mầm mống của hạt giống tốt. Một hạt giống tốt cũng chứa đựng trong nó mầm mống của những hạt giống xấu. Cũng như có ngày mới có đêm, có trái mới có phải, có dưới mới có trên, có một mới có nhiều, có sinh mới có diệt, có âm mới có dương. Điều này cho thấy rằng vào những lúc tăm tối và đau khổ nhất của cuộc đời, những hạt giống của sự an lạc vẫn có mặt trong ta. Và vì thế, ta không bao giờ nên tuyệt vọng

    An lạc thường dùng để chỉ cho sự bình an và hạnh phúc của nội tâm. Nếu tâm ta có an lạc, thì ta sẽ từ từ làm cho thế giới có thêm bình an và hạnh phúc. Bình an và hạnh phúc trên thế giới không bao giờ là tuyệt đối, tuy vậy chúng luôn luôn có mặt tới một mức độ nào đó.

  2. Tiểu My

    Thật sự mình mua quyển sách này chỉ vì một sự tình cờ từ quyển của nhỏ bạn và thấy hay, hợp với sở thích của mình nên mua luôn. Thầy dạy ta về cách ngồi thiền và những vấn đề liên quan đến thiền. Không chỉ thể khi đọc cảm thấy tâm rất thanh tịnh, cuộc sống của tôi có thêm động lực sau khi hòa nhập với những giáo lý của thầy. Rất hay!

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button