Con Đường Đói Khổ

(4 đánh giá của khách hàng)

Cách viết đẹp, kết hợp khả năng tưởng tượng gây cảm động lạ thường! Qua thị kiến của một đứa trẻ, Ben Okri đã dung sự diêu nhiên và cái hiện thời để truyền đạt đời sống nông dân Nigeria trong một thế giới biến đổi. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết được thực hiện trọn vẹn nhất trong năm nay, nó mang cách viết đặc sắc và cách nhìn sự vật của châu Phi da đen thuộc dòng chủ lưu của tiểu thuyết châu Âu

Danh mục:

Tác phẩm Con Đường Đói Khổ của tác giả Ben Okri người Nigeria, dựa trên huyền thoại dân gian Yoruba về Abiku (hay Spirit child), là câu chuyện của đứa con lộn (chết đi rồi cứ lại tái sinh vô số kiếp). Cuốn tiểu thuyết được kể qua cái nhìn của Azaro, một đứa trẻ con lộn luôn xoay xở để giữ một chân trong cõi giới những bóng ma, mặc dù đến cuối truyện, người đọc bị thấm đẫm bởi số lượng mênh mông của mùi, vị và lối dệt cảm xúc của đời thường…

Cuốn tiểu thuyết được thuật lại bằng ngôi thứ nhất. Người tường thuật duy trì mối liên lạc của cậu bé với cõi giới của bóng ma qua sự chết đi, không chỉ một lần mà nhiều lần. Với một chuỗi hình ảnh gây sửng sốt, Con Đường Đói Khổ được đọc như một tác phẩm thơ sử thi, và nó thực sự đã mang được phương diện thơ sử thi vào văn xuôi. Người đọc được dẫn dắt liên tục giữa cái hư và cái thực, giữa cõi tâm linh và cuộc sống đói khổ của những người nghèo trên một vùng thuộc đất nước Nigeria.

Cuốn sách đạt giải Booker năm 1991, được Jeremy Treglowan – Chủ tịch ban thẩm định giải nhận định như sau: “Cách viết đẹp, kết hợp khả năng tưởng tượng gây cảm động lạ thường! Qua thị kiến của một đứa trẻ, Ben Okri đã dung sự diêu nhiên và cái hiện thời để truyền đạt đời sống nông dân Nigeria trong một thế giới biến đổi. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết được thực hiện trọn vẹn nhất trong năm nay, nó mang cách viết đặc sắc và cách nhìn sự vật của châu Phi da đen thuộc dòng chủ lưu của tiểu thuyết châu Âu”

4 đánh giá cho Con Đường Đói Khổ

  1. Cao Hạnh

    Chuyện có nhiều tình tiết huyền bí tâm linh nhưng lại nêu bật được đời sống “đói khổ” của con người.Cậu bé Azaro dù biết thế giới con người đầy bạo lực, nghèo đói, bệnh tật nhưng cậu vẫn luôn đấu tranh để được sống, ở thế giới đó cậu cảm nhận được “hạnh phúc vì cảm được sự hiện diện ấm áp và nơi nào cũng có sinh khí dịu dàng của ba mẹ”.
    Tuy vậy trong từng suy nghĩ của mỗi nhân vật vẫn luôn hy vọng cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Như bố của Azaro vẫn luôn khẳng định: “Chúng ta chỉ nghèo, chứ không là nô lệ” và trong tiếng thở dài của mẹ đầy niềm tuyệt vọng, nhưng trong sâu thẳm của tiếng thở ấy vẫn là hy vọng, “niềm hy vọng như giấc ngủ ngay cả vào cuối ngày nắng bỏng rát nhất”.

  2. Nam An

    Từ tựa đề đến gương mặt của cậu bé trên bìa sách đã nói lên phần nào nội dung của “Con đường đói khổ”. Hiện thực đói khát nghèo khổ được khắc họa chân thực nhất có thể qua lời của cậu bé tinh linh Azaro đầu thai vào một gia đình nghèo ở Nigeria. Dưới những góc nhìn tâm linh qua lời kể của Azaro, một mặt tạo ra những yếu tố hư thực xen lẫn, mặc khác phơi bày rõ ràng những điều tồi tệ đang diễn ra với những con người hằng ngày phải đối mặt với những nguy cơ của đói nghèo, bệnh tật và cả cái chết. Liệu Azaro sẽ chọn bên nào, thế giới của chính cậu hay thế giới con người nhiều thiếu thốn, đe dọa đến tính mạng của cậu nhưng ấm áp tình người? Hãy thử đọc và cảm nhận!

  3. Nguyễn Thị Thu Trang

    Bìa sách ám ảnh mình 1 thời gian dài sau khi đọc xong bằng ánh mắt của cậu bé ấy cũng như cái màu đen u tối bao phủ.
    Cuốn sách chứa đựng đồng thời và song song cả 2 không gian : thế giới thực tại nghèo đói và cõi siêu linh luôn rình rập nguy hiểm. Cái thế giới thực tại ấy, phải chăng đã phản ánh chân thực cuộc sống của những người dân Châu Phi với việc lấy cái đói làm sức mạnh, lấy ruồi và chuột làm bạn, lấy cả sữa hỏng để dụ dỗ, lừa phỉnh người nghèo. Tận thế thế giới là những người nghèo khổ dưới đáy xã hội, nhưng sâu trong đó, họ vẫn có ước mơ, có hi vọng, khát khao về cái đẹp, công lý. Thật đáng trân trọng.

  4. Trần Phượng

    Sức mạnh của người nghèo hình thành từ cái đói của họ.
    Bối cảnh của tiểu thuyết “Con đường đói khổ” là đất nước Nigeria, bản thân quê hương của tác phẩm cũng đã gợi sự tò mò cho người đọc. Đi dọc tác phẩm là sự nghèo đói,bệnh tật, một sự ám ảnh, ám ảnh đối với những ai đi qua những ngày đói, đói đến mức không còn có thể khóc, ước mơ lớn nhất chỉ là một bữa cơm….
    Yếu tố tâm linh trong truyện làm cho không gian của tiểu thuyết thêm huyễn hoặc, đan xen giữa hư và thực, làm cho sức cuốn hút của tác phẩm. “Con đường đói khổ” còn là lời đồng cảm với những người mẹ đã từng tuyệt vọng dỗ dành đứa con trong cơn đói….
    Và, vượt lên trên tất cả là tình yêu thương của Mẹ.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button