Con Trai Kẻ Khủng Bố

(1 đánh giá của khách hàng)

Trong cuốn sách “Con Trai Kẻ Khủng Bố”, chống lại kết luận rằng khủng bố là kết thúc dễ dàng đoán trước của những gã được huấn luyện để căm thù. Sự căm thù luôn là một lựa chọn, và tha thứ cũng vậy. Dù luôn phải chịu đựng những tư tưởng bạo lực, cố chấp suốt thời thơ ấu, anh cũng không trở thành một phần tử quá khích.

Danh mục:

Sẽ thế nào nếu bạn lớn lên cùng một gã khủng bố trong nhà?

Một câu chuyện đặc biệt chưa từng được kể. Những bí mật, những câu chuyện sâu kín của một cậu bé được nuôi dưỡng bởi cha mình – một kẻ khủng bố.

Zak Ebrahim chỉ bảy tuổi khi cha cậu – El-Sayyid Nosair bị bắt năm 1990. El-Sayyid Nosair là thủ phạm vụ ám sát Rabbi Meir Kahane, lãnh đạo của Nhóm Bảo vệ người Do Thái. Khi ở trong tù, hắn vẫn là kẻ lên kế hoạch cho vụ đánh bom Trung tâm thương mại Thế giới năm 1993. Thậm chí Osama bin Laden đã ca ngợi El-Sayyid Nosair trước toàn thế giới “Hãy nhớ đến El-Sayyid Nosair.”

Với Zak Ebrahim, tuổi thơ của anh đắm chìm trong chủ nghĩa khủng bố. Sau khi cha anh bị bắt, gia đình anh thường xuyên phải chuyển nhà. Anh cũng thường phải đối mặt với sự chế giễu và cô lập từ những người bạn cùng lớp. Zak Ebrahim bị dạy phán xét người khác bằng những thước đo độc đoán, như là sắc tộc hay tôn giáo. Cậu trở thành đứa trẻ lạc loài.

Trong cuốn sách “Con Trai Kẻ Khủng Bố”, chống lại kết luận rằng khủng bố là kết thúc dễ dàng đoán trước của những gã được huấn luyện để căm thù. Sự căm thù luôn là một lựa chọn, và tha thứ cũng vậy. Dù luôn phải chịu đựng những tư tưởng bạo lực, cố chấp suốt thời thơ ấu, anh cũng không trở thành một phần tử quá khích.

Zak Ebrahim khẳng định những người được cho là có tiềm chất khủng bố nhất lại là những người thích hợp nhất để chống lại nó bởi khả năng dung hòa những điều xung khắc. Zak Ebrahim cũng khẳng định rằng bất cứ ai cũng có thể học cách sử dụng trái tim thấu cảm và bao dung vốn sẵn có của mình để vượt qua mọi thù hận.

“Tôi đứng đây như là minh chứng rằng bạo lực không sẵn có trong tôn giáo hay sắc tộc nào hết, và con cái không cần phải sống theo cách của bố mẹ chúng. Tôi không phải bố tôi.”

1 đánh giá cho Con Trai Kẻ Khủng Bố

  1. Võ Thị Thanh Ngọc

    Theo cá nhân mà nói, mình không tiêu hóa nổi quyển này, dù nó rất ít trang. Tác giả càng cố thuyết phục đôc giả về sự KHÔNG BỊ TÁC ĐỘNG BỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO trong hành động của nhân vật bằng cách lăp đi lăp lại rằng “chúng tôi không bị tôn giáo tác động” thì nó lại càng làm phản tác dụng đối với độc giả. Mình phán ngấy với việc tác giả phân bua bằng việc cứ liên tục đề cập đến tôn giáo mà cụ thể là đạo Hồi một cách gián tiếp làm bản thân mình đọc cảm thấy rất ức chế và không tiêu hóa nổi ý tưởng của tác giả. Mình có tìm bài nói chuyện của tác giả trên TED thì cảm thấy dễ tiếp nhận hơn và suy cho cùng đây vẫn là một câu chuyện có sức ảnh hưởng.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button