Công Lý Thảo Nguyên

(2 đánh giá của khách hàng)

Truyện kể về hành trình điều tra vụ án mạng của một loạt những người dân trên đất Mông Cổ, trong đó có cả một bé gái mới lên năm. Cốt truyện khá tàn khốc, nhiều cảnh máu me, có cả những yếu tố mang phần triết lý như tinh thần yêu nước, chính trị.

Danh mục:

Công Lý Thảo Nguyên của Ian Manook là một trong những tác phẩm văn học khá mới mẻ trong dòng trinh thám vốn đã xuất hiện từ lâu.

Truyện kể về hành trình điều tra vụ án mạng của một loạt những người dân trên đất Mông Cổ, trong đó có cả một bé gái mới lên năm. Cốt truyện khá tàn khốc, nhiều cảnh máu me, có cả những yếu tố mang phần triết lý như tinh thần yêu nước, chính trị.

Trong tác phẩm. Manook mượn các nhân vật để miêu tả xã hội Mông Cổ trong giai đoạn thế kỷ 21, một xã hội đã không còn như cái thời hoàng kim của Thành Cát Tư Hãn, bị Trung Quốc chèn ép và các truyền thống đang dần mai một.

2 đánh giá cho Công Lý Thảo Nguyên

  1. Đặng Ngọc Dương Quân

    Nửa sau câu chuyện tác giả đẩy mạch truyện lên cao trào, hành động liên tục, những mảnh ghép lần lượt được lắp vào để lộ ra tội ác khủng khiếp. Bên cạnh đó tác giả luôn nhấn mạnh tinh thần ái quốc của nhân vật chính, luôn tôn trọng những truyền thống xa xưa của Mông Cổ, những món ăn độc đáo, mà chỉ nơi đây mới có. Mặc dù có những đoạn không hợp lý nhưng xét về tổng thể cốt truyện và cách giải quyết những nút thắt của tác giả làm mình thích thú. Một quyển sách hay !

  2. Le Phuong

    Mình háo hức mua quyển này ngay khi được phát hành. Trước hết là vì mê truyện trinh thám. Thứ hai là vì đọc tóm tắt được biết bối cảnh câu chuyện là tại Mông Cổ – khá lạ vì mình chưa từng đọc qua truyện trinh thám nào có bối cảnh ở đây cả.
    Đổi lại là sự thất vọng. Người Mông Cổ trong phim….à quên, truyện này “Tây” quá, từ suy nghĩ hành động. Nếu ko đọc lại tên nhân vật thì cứ tưởng truyện đang viết về nhân vật Âu Mỹ nào đó.
    Tác giả là người Pháp, chắc có thời gian du lịch ngắn qua đất nước này nên cách ông viết về phong tục tập quán của người Mông Cổ hời hợt đến phát bực mình. Có mỗi cái phong tục bước vào lều phải bước bằng chân phải và lượn vào phía bên trái trong lều thôi mà tác giả lặp đi lặp lại đến cả gần 20 lần. Tôi nghĩ chắc thời gian ở đất nước này ít quá nên ông cũng tìm hiểu được chỉ bấy nhiêu phong tục của dân nước họ nên ông chọn giải pháp lài nhai đi nhai lại (vì hết thứ để nói rồi!)
    Truyện thì đọc đến nửa quyển là đóan hết được ai giết ai, ai còn sống, v.v… nửa còn lại thì loằng ngoằng lê thê tả cảnh, tả đôi mắt của nhân vật chính (phần tả đôi mắt này cũng được lặp đi lặp lại cỡ 20 lần!)…
    Tóm lại, còn nhiều quyển khác hay hơn nhiều. Nếu bạn dư tiền thì mua quyển này
    Chấm 3* chẳng qua là ko có 2.5* 🙂

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button