Cửa Hiệu Tự Sát

(4 đánh giá của khách hàng)

Cái kết như một dấu lặng, kéo cảm xúc người đọc xuống tận sâu trong tim. Và ta nhận ra rằng, chính những con người luôn tươi cười, tạo niềm vui cho mọi người mỗi ngày lại là những con người chất chứa nhiều tâm sự, giấu kín nỗi buồn nhiều nhất. Họ che giấu suy nghĩ và nỗi niềm bằng những nụ cười, họ thấu hiểu được điều gì sẽ làm những người u buồn trở nên vui vẻ, trong khi chính bản thân họ rơi vào vòng bế tắc mà không tự mình giải thoát được. Truyện cũng được chuyển thể thành phim, nhưng phim hoạt hình lại viết nên cái kết hoàn toàn khác, cũng giống như lựa chọn một kết thúc tươi đẹp hơn từa tựa tác phẩm “Hoàng tử bé”

Danh mục:

Trong Cửa Hiệu Tự Sát – Jean Teulé đã đưa quyền được chết trở thành một thứ quyền được công nhận, nơi các công cụ trợ tử trở nên phổ biến, cái chết trở thành sự cứu rỗi cho hy vọng. Thế giới trở nên phi lý, sự sống cũng trở nên phi lý, loài người phải làm thế nào để có thể giữ được những giá trị nhân bản ngay trong cuộc sống vô nghĩa này, làm thế nào để có thể lấp đầy trái tim bằng tình yêu, tìm được hạnh phúc trong thân phận phi lý của con người?

4 đánh giá cho Cửa Hiệu Tự Sát

  1. Hoàng An

    Câu chuyện về một cửa hiệu gia truyền nhà Tuvache, kinh doanh một mặt hàng không tưởng – Cái chết. Cửa hiệu tự sát của nhà Tuvache, nằm trên Phố Của Những Tôn Giáo Bị Lãng Quên, sẽ đem đến cho bạn những giải pháp phù hợp nhất để tự sát, nếu không thành công bạn có thể được hoàn tiền. Gia đình Tuvache – gồm năm người và nhân vật chính của chúng ta, cậu bé Alan là thành viên nhỏ tuổi nhất, ra đời do sự cố “thử bao cao su hỏng” của bố mẹ mình. Cậu đã thể hiện đúng vai trò của mình “một sự cố, một sự nhầm lẫn” trong gia đình mình. Trong khi các thành viên nhà Tuvache luôn luôn u sầu và buồn bã, cậu là người duy nhất luôn cười và nụ cười đó như hạt mầm sự sống, lớn dẫn trong bầu không khí ảm đạm và cái chết quẩn quanh.
    Hài kịch đen có thể nói là một thể loại hoàn toàn mới ở Việt Nam và có lẽ “Cửa tiệm tự sát” là tác phẩm đầu tiên và cũng là duy nhất của thể loại này ở nước ta. Tất cả các chi tiết trong câu chuyện để nhuốm màu u ám, các nhân vật, những địa điểm trong tác phẩm gợi nhắc cho người đọc đến những con người nổi tiếng trong lịch sử, đã lựa chọn tự sát để kết thúc cuộc đời của mình. Và cũng vì là hài kịch, những cái chết trong truyện đều mang một nét hài mơ hồ trộn lẫn trong đó là nét u tối của cuộc sống, của tâm trí con người. Câu chuyện có một cái kết bất ngờ nhưng theo tôi là kết thúc trọn vẹn nhất, con người nhất, chân thực nhất.
    Một lời khuyên nho nhỏ, bạn nên đọc câu chuyện này trong một không gian yên tĩnh, độc lập nhưng phải ấm áp. Khi câu chuyện kết thúc, hãy gấp cuốn sách lại hít sâu và đi đâu đó với một ai đó hoặc đơn giản hơn, hãy chuẩn bị trước một cái ôm thật ấm, tin tôi đi, đó là thứ bạn cần. Đừng đọc nó khi bạn cảm thấy buồn hay cô đơn, câu chuyện này – theo tôi – vào lúc đó còn không có tác dụng bằng một cái chăn ấm nữa. Đây không phải một câu chuyện buồn, không hề, “cửa hiệu tự sát” muốn bạn thêm trân trọng cuộc sống hơn và muốn bạn biết về sức mạnh của sự sống, sức mạnh để thậm chí có thể sinh sôi từ bên cái chết.

  2. Nguyễn Lê Thanh Hồng

    Truyện có cách viết thu hút, nội dung mới lạ hấp dẫn. Các nhân vật trong sách đều nổi tiếng. Tuy nhiên ở kết thúc truyện khi nhân vật con út Alan “buông tay” thì mình thực sự ko hiểu lắm. Không lẽ Alan giúp mọi người trong gia đình trở nên vui vẻ hơn và không còn nghĩ về cái chết nữa thì chính cậu lại là người ra đi? Nếu như vậy thật thì cả quyển sách thật vô nghĩa. Bạn nào đọc rồi cho mình cảm nhận với nhé. Hãy cùng bàn luận nhé

  3. Trần Thị Thanh Tùng

    Đây là một cuốn sách có chủ đề khá độc đáo và văn phong cực kỳ dị, điên khùng nhưng lôi cuốn người đọc. Tên các nhân vật không phải đặt chơi, nó đều có ẩn ý cả đấy vì mỗi nhân vật đều mô phỏng lại những người nổi tiếng đã tự sát. Cốt truyện rất mới mẻ, dị dị, để lại nhiều ấn tượng sâu đậm. Mình thích cách tác giả lồng ghép tình yêu vào một chủ đề tự sát như thế này. Cho dù chúng ta có đau đớn, gục ngã và mong muốn được chết đến thế nào đi nữa thì tình yêu vẫn còn đó. Người mẹ và người cha có lạnh lùng thế nào họ vẫn yêu nhau, yêu các con; người chị có tự ti thế nào cô vẫn yêu người gác nghĩa địa và gia đình mình, ai cũng tràn ngập yêu thương dù họ ao ước cái chết từ lâu. Đây là cuốn sách mang đậm tính châm biếm, nhưng lại có một cái kết buồn đến nao lòng. Khuyên chân thành ai tò mò muốn xem cái kết thì đừng lật ra trang cuối, nó phá hỏng cách nhìn nhận của bạn xuyên suốt cuốn sách đấy. Đừng chần chừ, hãy mua nó

  4. Nguyen Ngoc

    “Quý khách đã thất bại trong cuộc sống? Đến với chúng tôi, quý khách sẽ thành công trong cái chết”
    Một câu sờ lô gan chất trên từng nấm mồ của Cửa Hiệu Tự Sát, cần câu cơm của dòng họ Tuvache, hiện thuộc sở hữu của ông Mishima, bà vợ Lucrère đồng quản lý cửa tiệm chuyên bán dụng cụ tự sát và cả hướng dẫn các kiểu tự sát nữa!
    Sống với họ là 3 đứa con, Anh cả Vincent nghệ sĩ mắc chứng đau đầu lại kén ăn, chị Marilyn luôn tự ti về bản thân và cậu nhóc Alan, vô tình “ bị” sinh-ra-từ-cái-bao-cao-su-bị-thủng-lỗ do lỗi kĩ thuật khi thử nghiệm sản phẩm mới của ba mẹ y =))).
    Suốt tiểu thuyết này là một bức tranh tranh sáng tranh tối, màu tối của thực trạng ủ dột tồi tệ “ chết trong tâm hồn và thể xác” của sự sống ở khu phố Những Tôn Giáo Bị Lãng Quên và màu sáng của sự vui tươi hồn nhiên của cậu bé Alan.
    Ở tác phẩm, chưa bao giờ khoảng cách giữa cái chết và sự sống lại gần nhau đến thế, quyền tự sát được Jean Teulé ( tác giả ) công nhận và ngay cả một con nhóc cũng có thể tự sát!
    Nếu ở thực tại, bạn tự tử thì ít nhiều bạn vẫn còn có cơ hội hô hấp và làm cả triệu việc mà người còn sống vẫn làm còn ở khu phố Những Tôn Giáo Bị Lãng Quên, yên tâm đi,mọi người chả quan tâm, nếu ko nói là họ cổ vũ bạn tự sát =))
    Câu chuyện có lẽ sẽ trở thành một tiểu thuyết bàn về việc tự sát nếu không có sự xuất hiện của nhóc tì Alan, cậu ngây thơ một cách thơ ngây vô tội vạ. Kẹo ngậm xyanua chết người bị cậu tráo thành thứ chỉ làm nổi việc dính răng, thay táo độc bằng táo mới, phá thòng lọng treo cổ của cửa hàng và cả tỉ việc khác.
    Trong tác phẩm, mình ấn tượng nhất 2 từ L’amour ( tình yêu) và La Mort ( cái chết, án tử) bởi một phần xuyên suốt tác phẩm này là cái chết và phần nào tình yêu của chị Marilyn và anh Ernest, đương nhiên việc Marilyn tự ti bản thân lại có người tình thì lại là một chuyện nữa mà khi đọc các bạn sẽ hiểu thôi hehehe. Ngoài ra thì mình cũng thấy L’amour và La Mort cũng khá tương quan về một vài mặt ở một vài trường hợp ấy chứ. <(“)
    Nhìn cái tên tác phẩm, Cửa Hiệu Tự Sát , có thể bạn sẽ thấy nó u ám, ủ dột và một tỉ từ tiêu cực khác , nhưng bên trong lại là sự hóm hỉnh, ừ, ngay cả nó đề cập tới cái chết, và ở cái kết, chỉ một trang, à không, 13 dòng, đúng hơn là dòng cuối và thậm chí chỉ cần 3 từ, 3 từ đủ để biến một tác phẩm hài kịch đen trở thành một câu chuyện mà bên trong cái hài lại là cái bi, 3 từ đủ để tạo ấn tượng và đọng lại trong bạn một cái gì đó khá hụt hẫng…
    Dù khi đọc thì mình nghĩ ra triệu cái triết lý để ghi vào cái review này ,nhưng mình quên sạch rồi! Dù sao thì tin mình và mua nó điii~~

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button