Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào

(2 đánh giá của khách hàng)

Thích Nhất Hạnh luôn mang đến cho độc giả những tác phẩm thực sự có giá trị. Những cuốn sách của ông vừa kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, với những tư tưởng triết lý cao đẹp về tôn giáo, cuộc sống và con người. Đến với “Đập vỡ vỏ hồ đào” cũng giống như đến với một cuộc hành trình bất tận, khám phá Phật Giáo, thấy được tất cả những tinh hoa tươi đẹp nhất của tôn giáo này, thấy được sự liên hệ mật thiết của Phật Giáo tới cuộc sống. Nhiều hình ảnh trong cuốn sách có tính biểu tượng cao, chứa đựng nhiều ẩn ý, nhiều thông điệp sâu sắc, mà ai cũng nên biết. Một cuốn sách nhẹ nhàng, dung dị, đem đến những khoảng lặng bình yên.

Danh mục:

Giới thiệu

Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những người trong chúng ta từng bị lúng túng khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Ở đây, với một phong cách giảng giải bình dị nhưng thâm sâu, thiền sư Nhất Hạnh đã cho chúng ta một cái nhìn rất mới và rất dễ hiểu.

Trung Quán là nhìn cho rõ để vượt ra được màn lưới nhị nguyên. Biện chứng pháp Trung Quán, theo Long Thọ, là chìa khóa của phương pháp học Phật giáo. Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của bộ óc và trái tim Phật học.

Theo tuệ giác Trung Quán, nếu khoa học không đi mau được là vì khoa học gia còn kẹt vào cái thấy nhị nguyên, nhất là về mặt chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức.

Và còn nhiều nữa những mùi vị đặc biệt của hạt hồ đào mà chỉ có những người thật sự ăn mới nếm và cảm nhận được. Xin mời các bạn cùng chúng tôi thưởng thức những hạt hồ đào thơm ngọt.

Đọc thử

Tứ duyên là bốn điều kiện cần có để một hiện tượng (một pháp) có thể phát sinh.

1.Nhân duyên

Nhân duyên, tiếng Phạn là hetupratyaya. Nhân duyên là điều kiện đầu, điều kiện chính, cũng như hạt bắp là nhân duyên của cây bắp. Ta có thể dịch là chief cause hay primary cause. Chữ nhân 因 được viết giống như có bốn bức tường giới hạn tầm phát triển, ở giữa có chữ đại 大 (là lớn). Cái lớn nhưng nó nằm trong khuôn khổ rất nhỏ nên chúng ta chưa thấy được, nhưng nếu có những điều kiện khác thì nó sẽ trở thành lớn. Ví dụ như một hạt hướng dương rất nhỏ, nhưng trong đó có chứa một cây hướng dương rất lớn. Cây hướng dương đó nằm trong giới hạn của hạt hướng dương. Sau này nhờ đất, nước, ánh sáng, mặt trời…, những bức tường xung quanh được lấy đi và hạt hướng dương trở thành lớn thiệt.

Nhân duyên tức là điều kiện hạt nhân (hạt giống), điều kiện chính mà chúng ta dịch là primary cause hay chief cause. Nhưng cả hai chữ đều không diễn tả được cái hay của chữ hetupratyaya.

2.Thứ đệ duyên

Thứ đệ là có thứ tự, có lớp trước lớp sau. Nếu không có cái trước thì làm sao có cái sau? Thứ đệ duyên có khi còn gọi là đẳng vô gián duyên. Đẳng là đều đều. Vô gián là không có sự gián đoạn. Đây là điều kiện thứ hai, điều kiện của sự liên tục như một vòng xích. Dây xích có nhiều khoen, có khoen này thì mới có khoen kia. Nếu khoen này đứt thì không thể nào nối liền khoen kia được. Vậy thì giây phút trước là điều kiện thứ đệ duyên cho giây phút sau. Không có giây phút trước thì sẽ không có giây phút sau, cũng như không có cha mẹ thì làm sao có chúng ta. Nhờ có cha mẹ nên chúng ta mới tiếp nối được ông bà, tổ tiên mình. Cha mẹ là đẳng vô gián duyên hay thứ đệ duyên, dịch là immediate subcondition. Tiếng Phạn là Samanantarah-pratyaya.

3. Duyên duyên

Nói cho đủ là Sở duyên duyên. Sở duyên duyên là đối tượng của nhận thức (tiếng Phạn là Alambanapratyaya), gọi tắt là Duyên duyên. Có chủ thể thì phải có đối tượng. Tri giác phải có đối tượng của tri giác. Cái ghét và cái thương đều phải có đối tượng của ghét và thương thì nó mới sinh khởi ra được; cái vui, cái buồn đều phải có đối tượng thì mới sinh khởi ra được. Vì vậy, điều kiện thứ ba là đối tượng, chúng ta dịch là objective subcause.

4.Tăng thượng duyên

Tăng thượng duyên tiếng Phạn là Adhipatipratyaya. Tăng thượng duyên là điều kiện giúp cho những duyên khác có khả năng đưa ra đời một cái quả. Bản dịch tiếng Việt của chúng ta cũng dễ hiểu:

Nhân duyên, Thứ đệ duyên
Duyên duyên, Tăng thượng duyên
Bốn duyên sinh các pháp
Không có duyên thứ năm

Có nghĩa là không cần tới duyên thứ năm.

Hồi đó, thuyết bốn duyên được thịnh hành ở miền Bắc. Trong bài kệ này chúng ta thấy không có sự lý luận, thầy Long Thọ chỉ nêu ra để chúng ta nhìn kỹ vào các duyên đó mà thấy rằng, khái niệm về duyên của mình còn ngây thơ, còn sơ lược, còn có những sơ hở.

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

Những quyển sách hay nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt lại Lạt ma. Giọng văn của thiền sư mang đến cho bạn đọc một cảm giác ấm áp, chân thành nhưng cũng không kém phần mãnh liệt, sâu sắc, hướng đến cái thiện… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

2 đánh giá cho Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào

  1. Thanh Nguyen

    Đọc sách của thầy mỗi khi cần tâm tĩnh tại. Từ dòng chữ cứ trôi nhẹ nhàng tẩy đi những lo toan. Đọc sách của thầy rèn lại thói quen đọc chậm và cảm nhận trong khi hàng ngày thói quen đọc lướt và phản ứng theo cảm xúc, từ từ khoan thai, đọc và ngẫm, đọc lai và ngẫm, mỗi lần trải nghiệm khac nhau xiu. Nếu cầm sách lên mà đầu còn chua rỗng được thì khoan đã. Hãy tìm một chỗ yên bình nhất đọc để thải lọc được tâm hồn. Đừng vội vã đừng xét đoán

  2. Nguyễn Hoàng Nam

    Tôi được biết Ngài Long Thọ là một bậc trí tuệ. Theo truyền thống Kim Cương Thừa, Bồ tát Long Thọ được vẽ với tướng mạo như Đức Phật vì đó là một bậc Thầy về trí tuệ. Đọc tác phẩm này tôi lại như được mở thêm về một cái nhìn bất nhị về thế giới. Đúng như thiền sư Nhất Hạnh nói “nếu khoa học có Einteirn với thuyết Tương Đối luận thì trong Phật học có Long Thọ (Narajuga) với thuyết Tương Đãi luận”. Sở dĩ khoa học chưa đi đến tột cùng vì còn khái niệm nhị nguyên: có có, có không, có sinh, có diệt… Đúng là Phật học đã cho tôi một trí tuệ sáng suốt để nhìn cuộc đời, Đập vỡ vỏ hồ đào dưới sự phân tích của thiền sư tôi thấy mình như được sống lại thời ký Đức Phật, được Đức Phật thuyết pháp.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button