Đêm Nay Con Có Mơ Không?

(5 đánh giá của khách hàng)

Tình yêu thương thể hiện một cách mộc mạc ấy chính là những liều thần dược mà cô được tiêm vào máu thịt sau mỗi bận rã rượi với những bon chen, rời phố thị, trở lại quê nhà. Vượt xa hơn những thân tình diễn ra dưới mái tranh quê, chợt nhận ra, không quá khó để thích nghi với những áp lực, chật chội, bức bối… c

Danh mục:

Không “đao to búa lớn” để làm nên sự vĩ đại, từng mẩu chuyện nhỏ mà Trương Gia Hòa mang đến cho bạn đọc đôi khi chỉ là những ghi chép tỉ mẩn của một bà mẹ công chức “bỉm sữa” yêu con, vừa đi làm, vừa vén khéo chuyện nhà; là nỗi nhớ nhung xa xôi của một người luôn hướng về gia đình lớn, cội rễ để mình đâm chồi, nảy lộc. Là những băn khoăn của một thị dân trước những đổi thay của cuộc sống hiện đại…

Tất cả, phác thảo nên một Trương Gia Hòa nhiều ưu tư, nhiều trăn trở nhưng vẫn hết sức hồn nhiên, tin yêu….Hiện thực cuộc sống, dù đáng chán thế nào, chị cũng tìm một góc nhìn khác, để thấy rằng những giá trị nền tảng trong văn hóa, đời sống, ứng xử… của người Việt chưa hoàn toàn mất đi, nếu chúng ta biết gìn giữ, dung hòa. Sự chậm rãi bảo bọc truyền thống nơi người già và cái vô tư, thời thượng của người trẻ mà Trương Gia Hòa mang đến cho bạn đọc chứa đủ cả vui lẫn buồn.

Theo dõi những dòng tự sự của tác giả, người đọc sẽ thấy ai cũng có một chốn náu nương không gì có thể thay thế được: gia đình. Với Trương Gia Hòa, đó là bàn tay ve vuốt của bà nội, là những câu hỏi quan tâm lạc thời: Bay được tăng lương chưa, chồng con bay có ngoan không…

Tình yêu thương thể hiện một cách mộc mạc ấy chính là những liều thần dược mà cô được tiêm vào máu thịt sau mỗi bận rã rượi với những bon chen, rời phố thị, trở lại quê nhà. Vượt xa hơn những thân tình diễn ra dưới mái tranh quê, chợt nhận ra, không quá khó để thích nghi với những áp lực, chật chội, bức bối… của phố thị, nếu biết chọn một cách nghĩ, cách sống phù hợp, và lành, như Trương Gia Hòa.

5 đánh giá cho Đêm Nay Con Có Mơ Không?

  1. Phương Dung

    Cuốn sách là những câu chuyện rất riêng của tác giả nhưng sẽ rất nhiều bạn đọc nhận thấy mình trong đó, ít nhất là những nguyện vọng chưa (hoặc ko) đạt được của bản thân. Câu từ nhẹ nhàng, dễ chịu và có phần hài hước của quyển sách là cái khó tìm trong rừng sáng tác ưa “suy niệm” nặng nề hiện nay. Đọc kỹ sẽ nhận ra được nhiều giá trị quý giá mà đơn giản trong cuộc sống, những điều mà ko phải ai cũng may mắn có được.

  2. Truong Long

    Mình rất thích loại tản văn đơn giản, nhẹ nhàng dễ đọc, mộc mạc từng câu chữ, vừa đủ dài và ý nghĩa đằng sau từng câu chuyện của tác giả viết nên khi sách được quảng cáo, mình như tìm được sự đồng cảm trong từ câu chữ của tác giả. Thế là quyết định rước về ngay nhưng đến nay mới đọc xong và viết nhận xét.
    Sách thiết kế đơn giản, bìa không bắt mắt, tựa sách không thu hút lắm như những sách khác xuất bản cùng thời điểm nhưng nó có 1 nội dung rất chất. Đó là bao gồm những bài viết tự sự về tuổi thơ, tình yêu lứa đôi trong đó tình yêu gia đình là nổi bật. Mỗi bài viết là một cung bậc cảm xúc rất khác, mình đọc mà cứ lân lân sao mà tình cảm dữ dội. Sách thiên về nội tâm và thích hợp cho những người từng trải thì mới cảm nhận hết sự trải lòng của chị.
    Tóm lại đây là một tác phẩm hoài niệm rất riêng, rất đáng sưu tập cho những đọc giả nội tâm như mình.

  3. Vòng Chống Thái

    Đọc những câu chuyện này cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái. Cũng có thể gọi là một người tha hương sống ở SG, cũng cùng cảm giác như tác giả, những điều nhỏ, nhưng thân thiết và nhiều cảm xúc. Đọc rồi chợt thấy như ký ức của mình cũng nằm trong cuốn sách nhỏ này.

  4. Nghi Dung

    Xao xuyến là vì những tình cảm nhẹ nhàng và chân thật. Tôi như thấy hình ảnh bà tôi, mạ tôi, ba tôi, anh chị và các con nữa. Chuyện “chia tay” nhưng cũng không nặng nề, ủ rủ, hờn căm như thường thấy. Chuyện buồn, chuyện vui rồi cũng mang cái “mùi nhà mình”, “mùi thời gian”. Thật dễ thương!

    Và hơn hết, tôi đã lắng nghe được mùi của quê hương.

  5. Nguyễn Tuấn

    Đọc những dòng này “Con vẫn cứ mấy cái khăn cũ mà dùng. Mẹ hỏi sao con không xài khăn mới nữa, con trả lời như không: con không thích lắm, vì nó không có mùi nhà mình!”. Hay “Cả nhà mình ra ban công hóng gió, đắm hương. Rồi ba quay sang đố con mùi gì thơm nhất đời? Con tỉnh bơ: mùi mẹ!”. Câu chữ cứ thế tuôn ra, tự nhiên, viết như không viết, trong đó cũng đủ cả những yêu thương, dí dỏm, ý vị.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button