Đèn Không Hắt Bóng

(5 đánh giá của khách hàng)

Đèn không hắt bóng là tác phẩm lấy bối cảnh bệnh viện, xoay quanh đời sống của những bác sĩ và bệnh nhân, nhưng vượt lên trên bối cảnh ấy tác giả đã xoáy sâu vào ngóc ngách tâm hồn của mỗi người, để rồi từ đó khơi lên những nỗi lòng kín đáo.

Danh mục:

Tinh hoa văn học của nhân loại nào cũng cần được khám phá và tái khám phá. Mỗi tác phẩm lớn là một sự kỳ diệu và mỗi lần ta tìm đến là thực hiện những cuộc phiêu lưu hoan lạc. Đến với tiểu thuyết Đèn Không Hắt Bóng là chúng ta đang bước vào cánh cửa thứ nhất của Tủ sách tinh hoa văn học – cánh cửa với những tác phẩm được dịch trọn vẹn và giới thiệu cả tác giả lẫn tác phẩm trong bối cảnh văn hoá với những đặc điểm thiết yếu – cánh cửa Kiệt Tác. Tiểu thuyết Đèn Không Hắt Bóng là tác phẩm nổi tiếng nhất của Watanabe Dzunuchi được viết trong giai đoạn khoảng năm 1971.

Đèn Không Hắt Bóng không đơn thuần kể về đời sống bệnh viện. Nhìn ở góc độ khác, nó là câu chuyện tình yêu lạnh lùng, bí ẩn và đau đớn. Mối quan hệ giữa Noriko và bác sĩ Naoê phải chăng là tình yêu một chiều? Đứng bên cạnh vị bác sĩ tài hoa, hình ảnh của Noriko khá lặng lẽ. Yêu Naoê, tự nguyện gắn bó với anh, cô vẫn phải chứng kiến hàng loạt mối quan hệ bất thường của Naoê với những phụ nữ khác, từ vợ và con gái của bác sĩ viện trưởng, cô gái quán bar, cho đến nàng ca sĩ ngôi sao… Nhưng đau khổ hơn hết, cô nhận ra Naoê là một pháo đài riêng, không cho cô thâm nhập, ngay cả những giây phút gần gũi nhất cả về thân xác lẫn tình cảm.

Chỉ đến khi Naoê mất đi, bức màn bí mật mới được vén lên. Giữa bao nhiêu phụ nữ vây quanh, Naoê chỉ yêu một mình Noriko. Cô chính là mảnh gương cuộc đời để anh soi vào, là chỗ bấu víu duy nhất trong những cơn đau đớn tuyệt vọng vì cái chết gần kề… Nhưng vì kiêu hãnh và xót thương, anh không bao giờ phơi bày sự thật với cô. Tình yêu bền bỉ của Noriko đã được đền đáp, dù muộn mằn…

5 đánh giá cho Đèn Không Hắt Bóng

  1. Vũ Thị Thủy

    Lần đầu mình đọc cuốn nàykhi trực một nười thân đau đang nằm viện. Đọc lại bao nhiêu lần vẫn khâm phục va thương cô y tá nữ chính.

  2. Bùi Thanh Bình

    Một trong những tác phẩm hay nói về ngành y! Cuốn sách đã lột tả được phần nào cuộc sống phía bên trong những bức tường của bệnh viện – nơi cũng có những hỉ, nộ, ái, ố, những mối quan hệ khó gọi tên giống như một xã hội thu nhỏ. Là cuốn sách nên có trong tủ sách của những ai yêu thích những tác phẩm nói về ngành y và văn học Nhật Bản.

  3. Dương Thị Thanh Nga

    Cuốn sách miêu đã miêu tả chân thực, vô cùng khách quan (sử dụng ngôi kể thứ 3) cuộc sống ở một bệnh viện tư Nhật Bản nửa sau thế kỉ XX. Naoe – một bác sĩ phẫu thuật tài năng, mắc căn bệnh ung thư xương. Khiến bản thân quên đi cái chết được báo trước, quên đi nỗi đau đớn tột cùng về thể xác, ông tìm đến rượu, ma túy và phụ nữ – “Chỉ có họ , anh mới cảm thấy mình thuộc về mình, còn tất cả những lúc khác anh đều là sự sở hữu của sự hư vô”. những điều đó cho tôi cảm nhận về một con người của sự tha hóa, buông bỏ đến đáng sợ. Nhưng bên trong cái vỏ bọc ấy là nhân cách cao đẹp , kiêu hãnh và sự cống hiến hết mình cho khoa học. Noriko – cô y tá kiên nhân, lặng lẽ, giàu lòng vị tha, dành cho Naoe một tình yêu thật thiêng liêng, bền bỉ… Kobashi – bác sĩ trẻ mới ra trường, cương trực, có tinh thần trách nhiệm cao, thiển cận trong những quy tắc xử sự nghề nghiệp… Ngài bác sĩ trưởng, coi trọng người tài nhưng vô cùng vụ lợi…
    Qua việc miêu tả những nhân vật của mình, Watanabe phản ánh sinh động thực trạng ngành y nói riêng và xã hội Nhật Bản đương thời nói chung. Tôi cảm nhận nó là một bức tranh u ám về cơ cấu tổ chức xã hội, bản chất xấu xa của một bộ phận nhỏ giới cầm quyền, sự phân biệt giàu nghèo, địa vị… những mảng tối làm bản tính con người thay đổi, rất giống với xã hội Việt Nam hiện tại.
    Câu chuyện cũng hướng người đọc đến với một lỗi sống thanh cao “sống mà không hắt bóng”
    “Cái chết không biết nghỉ ngơi. Anh không tin rằng anh sẽ hóa thân vào đức Phật, anh
    không tin vào sự bất tử của linh hồn. Sẽ không còn gì hết. Thổi một dúm tro bay khỏi lòng bàn tay – thế là hết. Cái chết là như vậy đấy”
    “Dưới ánh đèn này không có một người nào hắt bóng. Những con người không có bóng…”

  4. Lam Thi Diem Kieu

    Mình lần đầu biết đến cuốn sách này thông qua đọc truyện đêm khuya trên radio. Thời đó là vào những năm 2013, đêm nào mình cũng đoán nghe nên hầu như không bỏ lỡ số nào. Đối với mình, đây là quyển sách đáng đọc, thậm chí đáng để vào tủ sách của chính mình sau này. Đời người có hai thứ luôn phải nếm qua, đó là tình yêu và cái chết. Yêu thì không có mẫu số chung, nhưng mình đặc biệt ám ảnh và xót thay cho tình yêu của 2 Naoe và Noriko. Vì điều gì mà giữa họ luôn không trọn vẹn, phải chăng vì cái chết-thứ mà ai cũng phải trải qua, chỉ là người thì biết trước người thì ngỡ mình vẫn còn nhiều thời gian lắm? Mình thích bìa sách cũ hơn, đồng thời cũng muốn góp ý đến tiki là đừng review nhiều quá về nội dung sách, hãy để người đọc có được đặc quyền là tự đọc tự cảm nhận.

  5. Vũ Mai Liên

    Đọc rất nhiều lần mà vẫn chưa chán…nữ chính khiến mình thương và cảm phục…yêu chân thành không toan tính, không ghen tuông vớ vẩn…có lẽ vì thế mà nam chính mới yêu và ray rứt nhiều nhất đối với cô…cuộc sống luôn đầy dẫy những sóng gió và bất hạnh…dù sao vẫn thấy tội cho nữ chính và hụt hẫng vì không phải kết thúc trọn vẹn.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button