Đoạn Tuyệt

(2 đánh giá của khách hàng)

Qua tác phẩm của mình, Nhất Linh phản ánh một cách trực diện xung đột mới – cũ, cổ vũ sự giải phóng của con người thoát khỏi những hủ tục. Và ông cũng ca ngợi sự tự do sống theo đuổi những ước vọng, khát khao cá nhân, những lý tưởng cải tạo xã hội.

Danh mục:

Tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của nhà văn Nhất Linh xuất bản năm 1934, viết về cuộc đời Loan, một cô gái mới được tiếp thu những tư tưởng mới và hành trình chống lại những luật lệ phong kiến hà khắc, kìm kẹp quyền tự do cá nhân của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Qua tác phẩm của mình, Nhất Linh phản ánh một cách trực diện xung đột mới – cũ, cổ vũ sự giải phóng của con người thoát khỏi những hủ tục. Và ông cũng ca ngợi sự tự do sống theo đuổi những ước vọng, khát khao cá nhân, những lý tưởng cải tạo xã hội.

2 đánh giá cho Đoạn Tuyệt

  1. Chung Le

    Tình tiết dàn trải, kể về cuộc sống của Loan qua nhiều sự việc. Nhất là khi ở nhà chồng, Loan bị cả gia đình họ hàng chồng lạnh nhạt, chỉ có nhiệm vụ hầu hạ nhà chồng và đẻ con. Truyện nói lên những lối suy nghĩ “cũ” của xã hội xưa, tư tưởng đại gia đình, bồn phận làm vợ là phải thế này, thế kia… bó buộc, biến người phụ nữ “mới”-tân thời, như Loan trở nên giống họ, làm nàng đau khổ. Rồi sau bao khổ cực nàng mới chạm đến cái tự do, cuộc sống thảnh thơi bình dị tuy vẫn còn bị những dị nghị của xã hội “cũ” bấ giờ.
    Mình đọc chỉ để giải trí, tác phẩm chưa tới 5* nhưng đáng đọc để hiểu lối sống tư tưởng thời xưa, để rút ra kinh nghiệm bản thân về tình vợ chồng hay những điều nên làm để gia đình êm ấm…

  2. Phan Thanh Toàn

    Cô Loan của Đoạn Tuyệt là một hình mẫu người phụ nữ thời xưa mạnh mẽ nhất mà tôi từng biết. Khác với những nhân vật người phụ nữ khác, tiêu biểu như cô Tố Tâm, cô Loan là hiện thân của thời đại mới, của sự khẳng định những giá trị đặc thù và tinh thần ham học hỏi riêng dành cho bất kì một người phụ nữ nào trong xã hội giao hòa cũ – mới ngày ấy.

    Trong mối quan hệ với mẹ chồng, với chồng, với em chồng, với lề lối phong kiến và tính thủ cựu cổ hủ của cái gọi là đại gia đình, cô đã hết sức đấu tranh và cố gắng giành lấy cho mình sự công bình nhất mà cô có thể có được, cũng như đánh tiếng kêu gọi một cách thầm lặng nhưng sâu sắc mọi người ý thức hơn về nhân phẩm và giá trị của người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ đã có chồng và phải hầu hạ gia đình nhà chồng.

    Cái số phận của cô Loan thật trớ trêu, cô phải ra tòa, phải lánh đời, phải chịu sự dè bỉu, nhưng sau tất cả, cô chính là lá cờ đầu cho quá trình đấu tranh nhân quyền, cả trong tiểu thuyết và ngoài đời sống, là người vạch rõ lằn ranh bất khả xâm phạm về quyền tự do của người phụ nữ, trước áp lực dày và nặng của lề lối phong kiến xưa.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button