Đội Gạo Lên Chùa

(1 đánh giá của khách hàng)

Có thể coi Đội gạo lên chùa như một tiểu thuyết dòng sông (roman fleuve) được dệt nên bởi muôn vàn câu chuyện, những cảnh đời tư, tất cả tan hòa trong một câu chuyện lớn lịch sử..

Danh mục:

“Đội gạo lên chùa là một trường hợp độc đáo của tiểu thuyết hiện đại. Trong một thời đại khi mà mọi hình thức kỹ thuật đều đã trở nên bão hòa, nhà văn trở về với một hình thức mang tính sơ khai nhất của tiểu thuyết. Chính xác hơn, ông đưa tiểu thuyết về lại với cội nguồn của thể loại: những câu chuyện kể. Có thể coi Đội gạo lên chùa như một tiểu thuyết dòng sông (roman fleuve) được dệt nên bởi muôn vàn câu chuyện, những cảnh đời tư, tất cả tan hòa trong một câu chuyện lớn lịch sử”.

Phạm Xuân Thạch – Nhà nghiên cứu

“Tôi nghĩ thời hiện đại là thời dương khí bốc lên ngùn ngụt, ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm của tiền nhân”. Phải chăng đấy cũng là một kiến giải của nhà văn về dân tộc, tương lai dân tộc? […] Thời đại mà chúng ta đang sống khiến kẻ sĩ không thể không cật vấn về vấn đề của/về dân tộc. Như một vấn đề tư tưởng, và còn như một vấn đề thực tại nữa.

Đoàn Ánh Dương – Nhà nghiên cứu

1 đánh giá cho Đội Gạo Lên Chùa

  1. Thi Milla

    Đây là cuốn sách rất hay và bổ ích…tôi nghĩ vậy! Nó giúp tôi chiêm nghiệm được nhiều điều và cho tôi có được 1 số kiến thức trên nhiều phương diện như: Lich sử, văn hóa, phật giáo, con người,….Nó thấm nhuần những trang sử đau thương của nước nhà, nó thanh lọc con người trong tinh hoa của đất trời đặc biệt biệt là văn hóa Phật giáo nhưng không hề huyễn hoặc. Có thể nói tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa” là một kiệt tác của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button