Đột Phá Sức Sáng Tạo

Cuốn sách Đột phá sức sáng tạo sẽ đưa bạn đến với những chiến lược tư duy của những người khổng lồ sáng tạo trong các ngành khoa học, nghệ thuật và kinh doanh.

Danh mục:

Giới thiệu

Ý tưởng! Sự sáng tạo là gì? Tại sao một số người lại có rất nhiều ý tưởng? Bí quyết của họ là gì vậy? Liệu chúng ta có thể học hỏi được những phương pháp của họ không? Cuốn sách này sẽ là câu trả lời hoàn hảo cho những câu hỏi ấy.

Hơn thế nữa, nó còn giới thiệu những kỹ thuật sáng tạo có thể làm thay đổi cuộc sống đến với tất cả mọi người. Chuyên gia về sáng tạo nổi tiếng thế giới Michael Michalko đã nghiên cứu và phân tích qua hàng trăm thiên tài tư duy sáng tạo vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại – từ Leonardo da Vinci đến Walt Disney, từ Paplo Picasso đến Thomas Edison, từ nhà bác học Charles Darwin đến thiên tài Martha Graham.

Với văn phong giản dị, dễ hiểu, Michael Michalko đã giải thích quá trình phát triển ý tưởng của những bậc thiên tài này bằng những bước rất đơn giản, dễ theo dõi mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng để trở nên sáng tạo hơn. Mỗi chương của Đột phá sức sáng tạo mô tả một chiến lược tư duy sáng tạo, quá trình phát triển chiến lược của những bậc thiên tài và thành quả chúng mang lại.

Đặc biệt cuốn sách còn cung cấp các bài tập thực hành mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng để thành công trogn học tập, công việc, cuộc sống. Tổ chức lại tư duy trên cơ sở các chiến lược phát khởi những ý tưởng này sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách thức bạn xem xét vấn đề và mở ra một kho tàng những giải pháp cải tiến hiệu quả cho những thách thức mà bạn phải đối mặt hàng ngày.

Đọc thử

CHIẾN LƯỢC 1

Biết cách nhìn nhận

Leonardo da Vinci tin rằng để thu nhận được hiểu biết về dạng thức của một vấn đề, bạn cần bắt đầu bằng việc sắp xếp lại vấn đề đó để nhìn nhận nó theo nhiều hướng khác nhau. Ông nhận thấy cách nhìn đầu tiên của ông về một vấn đề thường thiên về hướng thông thường ông vẫn nhìn nhận sự việc. Ông sẽ nhìn nhận vấn đề đó theo một góc độ nào đó, rồi chuyển sang một góc độ khác, rồi một góc độ khác nữa. Với mỗi lần chuyển đổi như vậy, cảm nhận của ông về vấn đề sẽ trở nên sâu sắc hơn và ông bắt đầu hiểu được bản chất của nó. Leonardo gọi chiến lược tư duy này là saper vedere hay “biết cách nhìn nhận”.

Các thiên tài thường bắt đầu bằng việc tìm ra một hướng nhìn mới. Về bản chất, Thuyết tương đối của Einstein mô tả tác động tương hỗ giữa các góc độ khác nhau. Freud “điều chỉnh lại” một số điểm của vấn đề để thay đổi ý nghĩa của nó bằng cách đặt nó trong một hoàn cảnh khác với hoàn cảnh ông đã cảm nhận nó trước đó. Ví dụ như bằng việc coi tiềm thức là một bộ phận “ấu trĩ” của tinh thần, Freud đã giúp những bệnh nhân thay đổi cách suy nghĩ và phản ứng với hành vi của họ.

Một trong nhiều cách mà tinh thần của chúng ta cố gắng dễ dàng hóa cuộc sống chính là tạo ra ấn tượng ban đầu cho một vấn đề. Cũng giống như những ấn tượng đầu tiên của chúng ta về người khác, cách nhìn ban đầu của chúng ta đối với một vấn đề và tình huống có xu hướng là hạn hẹp và sơ lược. Chúng ta chỉ thấy những gì chúng ta đã quy ước trước và quan điểm rập khuôn đó đã hạn chế khả năng nhìn nhận, đẩy lùi trí tưởng tượng của chúng ta. Điều này xảy ra không kèm theo bất cứ cảnh báo nào nên chúng ta không bao giờ nhận ra nó.

Khi đã yên tâm với quan niệm của mình, chúng ta đóng lại tất cả những hướng suy nghĩ khác. Những kiểu ý tưởng nhất định đến với chúng ta và chỉ những kiểu đó mà thôi. Chuyện gì xảy ra nếu người bị liệt phát minh ra chiếc xe đẩy có gắn động cơ đã xác định vấn đề của mình là “Làm thế nào để khiến bản thân bận rộn khi đang nằm trên giường?” thay vì “Tôi có thể ra khỏi giường và đi lại quanh nhà thế nào đây?”.

Đã bao giờ bạn nhìn gần vào bánh xe tàu hỏa chưa? Chúng có những vành thép. Chính những miếng thép nhỏ gắn bên trong này đã giữ cho đoàn tàu không bị trượt ra khỏi đường ray. Ban đầu, bánh xe của tàu không có vành. Thay vào đó, những vành này lại được gắn trên đường ray. Vấn đề an toàn của đoàn tàu đã được mô tả là “Đường ray phải được sản xuất như thế nào để an toàn hơn cho đoàn tàu khi di chuyển?”. Hàng trăm, hàng nghìn dặm đường sắt được sản xuất ra với một miếng thép không cần thiết. Chỉ đến khi vấn đề được xác định lại – “Bánh xe phải được thiết kế như thế nào để đảm bảo chạy trên đường ray chắc chắn hơn?” – thì bánh xe có vành đúc mới ra đời.

Mô tả các vấn đề một cách chi tiết rất có ích khi bắt đầu. Hãy viết sự việc bạn muốn giải quyết dưới dạng một câu hỏi rõ ràng. Dùng cụm từ “Với những cách nào tôi có thể…?” để bắt đầu đặt vấn đề. Cụm này đôi khi được hiểu là những từ mào đầu, giúp bạn tránh trở nên gắn bó với một hướng chỉ phản ánh một góc nhìn sự việc đó. Ví dụ cho dãy chữ cái dưới đây, hãy gạch bỏ 6 chữ để tạo ra một từ phổ biến.

C S R I E X L E A T T T E R E S

Nếu trình bày vấn đề là “Làm thế nào tôi có thể gạch 6 chữ cái để tạo một từ phổ biến?”, bạn sẽ thấy khó giải quyết. Thay vào đó, nếu điều chỉnh nó trở thành “Với những cách nào tôi có thể gạch bỏ 6 chữ cái để tạo một từ phổ biến?”, bạn sẽ thấy có vẻ như mình được gợi ý để suy nghĩ đến nhiều giải pháp khác nhau, gồm cả giải pháp gạch các chữ S, I, X, L, E, T, T để tạo thành từ “CREAT”.

Vô số kinh nghiệm cho thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ khi giải quyết một vấn đề nào đó. Người có khả năng viết hay phát biểu bằng lời các vấn đề sẽ thực hiện tốt hơn những người có thói quen làm việc trong im lặng. Hãy xem xét vấn đề dưới đây. Bốn tấm bìa được đặt với mặt ngửa lần lượt ghi chữ E, chữ K, số 4 và số 7. Mỗi tấm bìa có một chữ số ở một mặt và một chữ cái trên mặt còn lại. Bạn được đưa một quy luật và phải đánh giá sự đúng đắn của nó. Quy luật là “Nếu tấm bìa có một nguyên âm ở một mặt thì nó sẽ có số chẵn ở mặt kia”. Sau đó bạn được phép lật 2 và chỉ 2 tấm bìa để xác định liệu quy luật đưa ra có đúng không.

Nếu lặng lẽ giải quyết vấn đề này, bạn gần như chắc chắn sẽ trả lời không đúng, giống như 90% người đã từng thực hiện khác. Hầu hết mọi người đều nhận thấy không cần phải chọn tấm bìa có phụ âm bởi nó không phù hợp với quy luật; họ cũng hiểu rằng cần phải lật tấm bìa có nguyên âm; khi có số lẻ ở mặt đối diện sẽ chứng minh được quy luật là sai. Hầu hết mọi người mắc sai lầm là chọn tấm bìa có số chẵn vì số chẵn được nhắc đến trong quy luật. Nhưng thực tế, nó không thích hợp dù cho có một nguyên âm hay phụ âm ở mặt kia vì quy luật không nói rằng mặt đối diện phải là số chẵn. Nói cách khác, cần phải chọn tấm bìa có số lẻ. Nếu tấm bìa có một phụ âm thì kết quả là không phù hợp. Tuy nhiên nếu tấm bìa có một nguyên âm, quy luật đưa ra là sai vì tấm bìa phải có (theo quy luật) một số chẵn (chứ không phải số lẻ) ở trên đó.

Việc chứng minh vấn đề trên một cách khó khăn (mặc dù khi được giải thích, nó có vẻ rất hiển nhiên) đã khiến chúng ta phải quan tâm đến chuyện đặt vấn đề như thế nào. Trường hợp cụ thể này đã cho thấy chúng ta đã xử lý ra sao, đã lúng túng như thế nào trước một nhiệm vụ đơn giản và rõ ràng. Diễn giải thử thách trên là “Tôi có thể đánh giá quy luật được đưa ra theo những cách nào?” và nhìn nhận nó từ các góc độ khác nhau mới là cách giải quyết đúng đắn.

Thiên tài thường bắt đầu từ việc tìm một khai triển mới cho vấn đề của mình bằng việc tái sắp xếp nó theo nhiều cách. Khi Richard Feynman, nhà vật lý học từng đạt giải Nobel, vướng mắc với một vấn đề, ông sẽ nhìn nó theo nhiều cách khác nhau. Nếu một cách chưa được, ông sẽ chuyển sang cách khác. Ông vẫn luôn tìm ra một hướng khác nữa để nhìn nhận vấn đề đó. Do có rất nhiều cách tái trình bày vấn đề nên Feynman có thể thực hiện một công việc nào đó trong 10 phút trong khi một nhà vật lý học bình thường phải mất một năm.

Điều quan trọng là không được khăng khăng giữ một hướng nhìn nhận vấn đề. Hãy cùng xem xét ví dụ thú vị sau, lại sử dụng 4 tấm bìa. Tuy nhiên, lần này, mỗi tấm có tên một thành phố ở mặt này và một phương tiện giao thông ở mặt kia. Trên các tấm có ghi lần lượt là “Los Angeles”, “New York”, “máy bay” và “ô tô”; quy luật là “Mỗi lần tới Los Angeles, tôi đi bằng máy bay”. Quy luật này giống hệt trong câu đố số − chữ ở trên nên gây ra một chút khó khăn cho người thực hiện. Thực tế, 80% người thực hiện ngay lập tức nhận ra cần phải lật tấm thẻ có chữ “ô tô” trên đó. Hiển nhiên, người ta nhận thấy nếu tấm thẻ “ô tô” có tên “Los Angeles” ở mặt còn lại, quy luật được chứng minh là sai; trái lại nó không phù hợp khi thấy tên “Los Angeles” trên mặt sau tấm thẻ “máy bay” vì như quy luật đã đề cập thì người đó có thể đến New York bằng bất cứ phương tiện nào anh ta muốn..

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

Những cuốn sách giúp đánh thức toàn bộ tiềm năng sáng tạo của bạn - Nếu bạn thường kêu ca về sự nhàm chán trong cuộc sống, hãy đổi gió và tìm cách thay đổi. Nhưng đi theo tiếng gọi thúc giục kia chẳng dễ dàng gì cả. Khi mà chính vì lý do chẳng biết nơi đâu là sáng tạo mà bạn cảm thấy bức bách. Hãy tìm tới… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đột Phá Sức Sáng Tạo”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button