Đợt Tuyệt Chủng Thứ 6

(3 đánh giá của khách hàng)

“Nếu bạn muốn nghĩ về việc tại sao con người lại quá nguy hiểm cho những loài khác, bạn có thể hình dung ra cảnh tượng một tay thợ săn châu Phi mang một khẩu AK-47 hay một tay lâm tặc đang chặt rừng ở Amazon với một cây rìu, hay còn hơn nữa, bạn có thể mường tượng ra chính mình, cầm một cuốn sách trên tay.” – Elizabeth Kolbert

Danh mục:

Kể từ hơn nửa tỉ năm trước, năm đợt tuyệt chủng đã diễn ra, khi sự đa dạng sống trên trái đất bất ngờ thu hẹp lại. Và phải chăng chúng ta đang bước vào đợt tuyệt chủng kế tiếp – Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu – diễn ra trong thế Nhân sinh, một thế địa chất mà con người thống trị trên nhiều khía cạnh.

Để trả lời nghi vấn này, Elizabeth Kolbert đã theo chân các nhà khoa học khảo sát sự tồn tại và xác nhận sự biến mất ở một số loài ở khắp các vùng trên trái đất. Từ loài ếch vàng ở Panama đến loài voi răng mấu châu Mỹ; từ lũ chim ăng-ca khờ khạo đến loài cúc đá bé nhỏ.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa chúng ta đến các thử nghiệm và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của đợt tuyệt chủng thứ sáu. Trong đó, nổi bất nhất chính là những hành động do con người gây ra với các hệ sinh học và địa hóa học của trái đất như: thải quá nhiều carbon dioxit, làm axit hóa đại dương, chặt rừng nhiệt đới…

Và câu hỏi lớn ở đây: Con người phải chăng đang vừa là thù phạm vừa là nạn nhân của một đợt tuyệt chủng kế tiếp?

“Thật là một cuốn sách tuyệt với, và nó làm sáng tỏ rằng những thay đổi lớn đột ngột có thể xảy ra: chúng không hề nằm ngoài phạm vi khả năng. Chúng từng xảy ra trước đây, và chúng có thể lại xảy ra lần nữa.” – Cựu Tổng thống Barack Obama

“Bằng cách đẩy những loài khác tới tuyệt chủng, con người đang hối hả cưa đi cành cây mà họ cũng ngồi trên đó.” – Nhà sinh thái học Paul Ẻhrlich, Đại học Standford

“Nếu bạn muốn nghĩ về việc tại sao con người lại quá nguy hiểm cho những loài khác, bạn có thể hình dung ra cảnh tượng một tay thợ săn châu Phi mang một khẩu AK-47 hay một tay lâm tặc đang chặt rừng ở Amazon với một cây rìu, hay còn hơn nữa, bạn có thể mường tượng ra chính mình, cầm một cuốn sách trên tay.” – Elizabeth Kolbert

“Homo sapiens có thể không phải là tác nhân duy nhất của đợt tuyệt chủng thứ sáu, nhưng đang đối mặt với rủi ro là một trong những nạn nhận của đợt tuyệt chủng đó.” – Nhà nhân chủng học Richard Leakey, Đại học Stony Brook

“Nếu có nguy cơ nào trong hành trình của loài người, thì đó không hẳn là sự tồn tại của bản thân giống loài chúng ta vốn là sự đáp ứng điều trớ trêu cơ bản của tiến hóa ở các tổ chức hữu cơ: rằng ngay khoảnh khắc đạt được sự thấu hiểu bản thân thông qua tư duy con người, cuộc sống đã gieo rắc bất hanh lên những tạo vật đẹp đẽ nhất.” – E.O. Wilson

Về tác giá cuốn Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu:

Elizabeth Kolbert là một cây bút của tạp chí The New Yorker. Bà là tác giả cuốn sách Fiel Notes from a Catastrophe: Man, Nature àn Climate Change. Hiện bà đang sống tại Williamstown, Massachusetts.

3 đánh giá cho Đợt Tuyệt Chủng Thứ 6

  1. Cơm Nắm

    Ngày còn bé, quanh nhà mình đầy cóc, nhái, chuồn chuồn, kim kim, châu chấu… đủ thức côn trùng và có thể bắt gặp cả rắn: Hà Nội ngày đó vẫn như một cái làng lớn. Thế rồi, quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh và đất nông nghiệp được thay thế bởi các tòa nhà. Ngày chuyển về ngôi nhà đang sống, mình vẫn thấy bồ câu, ong, chim sâu về làm tổ và sau lưng nhà hãy còn cánh cò bay trên đồng lúa. Giờ thì nơi này đã thành một trong các khu trung tâm của thủ đô. Khi đồng ruộng mất dần thì mình không còn dễ dàng bắt gặp cóc nhái nữa, mùa hè không phải lo diệt sâu róm hàng đàn như lúc nhỏ. Sự biến mất của chúng diễn ra như một điều hiển nhiên mà mình chẳng buồn để ý. Không thấy chúng, mình mặc định rằng đám động vật lưỡng cư và côn trùng ấy hẳn là đã đi tìm nơi khác để sinh sống.

    Mình chưa từng nghĩ rằng, biết đâu, chúng đã và đang tuyệt chủng.

    “Đợt tuyệt chủng thứ sáu” kể về rất nhiều điều thú vị và cả những câu chuyện buồn diễn ra trên hành tinh này: Khái niệm “tuyệt chủng” thì ra mới được định nghĩa từ thế kỷ 19; loài người phát triển mạnh trùng hợp với khoảng thời gian tuyệt chủng của nhiều loài khác – bao gồm cả những giống người khác; Hobbit hóa ra là giống người lùn có thật chứ không chỉ tồn tại trong truyền thuyết; các nhà khoa học về Cổ sinh vật học đã có những tranh luận gay cấn ra sao và Darwin đã viết về nguồn gốc các loài như thế nào..

    Lần theo lịch sử phát triển của ngành khoa học Cổ sinh vật, nữ tác giả dẫn dắt chúng ta men theo những câu chuyện đan xen giữa quá khứ với hiện tại và dừng lại ở Đợt tuyệt chủng thứ sáu – đã bắt đầu và đang diễn ra. Tác nhân của nó không phải là những cơn địa chấn, đại hồng thủy hay thiên thạch rơi xuống như từng xảy ra trong quá khứ mà chính là con người. Tất nhiên, cuốn sách không sa đà vào việc phê phán loài người mà chỉ mô tả trung thực những gì xảy ra trên Trái Đất. Những rặng san hô đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái hơn mức chúng ta hình dung – ví như rừng nhiệt đới giữa sa mạc – đang chết. Những loài động vật tuyệt đẹp đang mất dần. Và, tuy không cần bất cứ lời khen ngợi cụ thể nào, tác phẩm đồng thời tôn vinh các nhà khoa học đã và đang tìm kiếm cơ hội cho Trái đất cũng như thầm lặng lưu giữ nhiều nhất có thể mầm sống của thế giới này trong những con tàu Noah của họ.

    Đọc xong cuốn sách, mình thấy yêu hơn cuộc sống này và cũng cảm thấy buồn vì biết rằng mọi điều kỳ diệu trước mắt ta rồi sẽ biến mất. Có thể việc cứu lấy thế giới là điều bất khả, bởi “bằng việc đẩy những loài khác tới tuyệt chủng, con người đang hối hả cưa đi cành cây mà họ cũng ngồi trên đó”. Nhưng, cũng có thể, với trí thông minh đột biến đã tự giải phóng mình khỏi những ràng buộc của tiến hóa, con người sẽ tìm ra được cách nào đó để thay đổi tương lai ảm đạm này với những dự án đang được gấp rút nghiên cứu (chúng ta là một giống loài luôn cần hi vọng để có thể tồn tại).

    Trên tất cả, việc được sinh ra là con người và sống trên hành tinh này thật sự là một vinh hạnh. Chúng ta có thể đang trải qua những năm tháng đẹp nhất mà loài người có được trên Trái Đất, hãy trân trọng ân sủng ấy của tự nhiên.

    Mía

  2. Quốc Huy

    Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tự con người đang (vô tình) huỷ hoại cuộc sống của chính mình. Cuốn sách cung cấp những kiến thức rất hay, một lời cảnh báo đáng suy nghĩ về tương lai con người cũng như trái đất!

  3. Rin Oozora

    Đây là một cuốn sách hay nhưng theo tôi chưa đủ. Dưới góc nhìn của tác giả thì có nêu lên được những vấn đề loài người sẽ phải đối mặt trước những hành động của mình với thiên nhiên. Trong các nguyên nhân gây lên hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu thì chủ yếu chỉ nhắc đến khí thải Co2. Mà thực chất lượng khí Metan gây Green house effect – biến đổi khí hậu gấp >>25 lần so với Co2. Gây lên sự dị biến thời tiết một cách khốc liệt trong tương lai gần… Cuốn sách chưa có được giải pháp làm thế nào để ngăn chặn đợt tuyệt chủng thứ 6, và đề suất liệu con người sẽ phải làm gì trước nguy cơ đó.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button