Đừng Bao Giờ Xa Em

(3 đánh giá của khách hàng)

Chỉ là một chuyện tình với những nhân vật tràn đầy sức sống nội tại, họ vượt qua bối cảnh thời đại để nuôi dưỡng tình yêu – điều mà cho dù trong thời bình hay thời chiến, giá trị tinh thần và ý nghĩa thiêng liêng của nó luôn mang một sức mạnh thần kỳ khiến cho con người đủ sức chống chọi với nghịch cảnh đầy tham vọng, ghen tuông, thù ghét… và cả cái chết.

Danh mục:

Tiểu thuyết Đừng Bao Giờ Xa Em của Margaret Pemberton không sặc mùi bi lụy và ướt át; mà đó là một câu chuyện tình được xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, tác giả không đào sâu mối thương cảm trong chiến tranh, hay những mối hận thù giữa các sắc tộc tham chiến… Chỉ là một chuyện tình với những nhân vật tràn đầy sức sống nội tại, họ vượt qua bối cảnh thời đại để nuôi dưỡng tình yêu – điều mà cho dù trong thời bình hay thời chiến, giá trị tinh thần và ý nghĩa thiêng liêng của nó luôn mang một sức mạnh thần kỳ khiến cho con người đủ sức chống chọi với nghịch cảnh đầy tham vọng, ghen tuông, thù ghét… và cả cái chết.

3 đánh giá cho Đừng Bao Giờ Xa Em

  1. Linh Tran

    Một tiểu thuyết tuyệt hay, rất đàn bà, nó làm tôi thổn thức mỗi khi gấp cuốn sách lại. Tôi có thể tưởng tượng ra bầu trời Normandy xám xịt trong mùa đông với những đợt sóng vỗ vào vách đá, mùa xuân rực rỡ với hoa hồng và hoa tầm xuân, và ngọn đèn nhỏ trên tòa tháp trong lâu đài Valmy..

  2. Bonny Mid

    Đây thật sự là cuốn tiểu thuyết mỗi người nên đọc ít nhất một lần trong đời. Tác phẩm không được xếp vào hàng kinh điển. Ra mắt cũng không ồn ào. Và hầu như cũng không được tái bản thêm. Sách thuộc hàng khó mua vì rất ít nhà sách nào còn bán, mua trên mạng thì may mắn lắm mới có trang còn hàng (làm tôi nhớ lại lúc tìm mua “11 tuần yêu” của Judith Mcnaught. Cũng gian nan và vất vả như vậy).
    Tuy nhiên đây lại là cuốn sách dễ đọc, dễ khóc, và dễ cảm.

    Truyện lấy bối cảnh chiến tranh thế giới thứ 2 trên đất Pháp, nơi bấy giờ vốn bị chiếm đóng bởi quân phát xít. Nàng là Lisette. Mong manh, tuyệt khiết, và rất…Pháp. Chàng là Dieter, thiếu tá người Đức, không hề thiếu tính kỷ luật gan góc của một người lính. Lisette yêu Dieter bất chấp tình yêu ấy tội lỗi thế nào đi nữa.

    Tác phẩm hay ở chỗ nó xây dựng rất tốt mặt tình tiết và tính cách nhân vật trong giai đoạn chiến tranh. Điều này khiến cho Dieter Meyer vô tình hiện lên như một “tượng đài”. Không hiểu sao khi đọc truyện này, tôi lại liên tưởng hắn với Matt Farrel trong “11 năm chờ – 11 tuần yêu”. Cũng ngang tàng, cũng quyết liệt. Một phẩm chất đàn ông, mà ở góc độ phụ nữ, đều là vẻ đẹp rất khó cưỡng.

    Giai đoạn sau đó thuộc về tình yêu của Lisette đối với Greg. Đây lại là “tượng đài” thứ hai của Margaret. Nhân vật này, nếu xét về mặt “đất diễn” thì mới đúng là nam chính. Dieter chết ở ngưỡng 1/3 truyện, 2/3 còn lại là những chuỗi ngày Lisette vun vén tình yêu với Greg. Một cuộc tình tháng năm và rất nhiều thăng trầm. Nhưng có vẻ như chàng không thoát ra được cái mác “kẻ đến sau” trong tâm trí người đọc. Bởi cái bóng Dieter quá lớn. Dẫu sao thì cái kết khá tròn đầy, bất chấp việc độc giả phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trước khi đọc đến trang cuối.

  3. Hang Phuong

    Chiến tranh chắc chắn là điều không ai muốn. Những người lính mang nhiệm vụ trên người, vô hình chung như con rối không chút lý trí và suy nghĩ. Cho đến khi nam chính gặp được cô. Liệu có thể tồn tại tình yêu giữa 2 con người ở 2 chiến tuyến đối đầu nhau? Câu chuyện khẳng định với người đọc là có. Cho dù cuộc tình không trọn vẹn nhưng khoảnh khắc họ dành cho nhau mãi vĩnh cửu. Tác giả đã đem đến câu chuyện tình yêu thi vị giữa bối cảnh chiến tranh tàn khốc.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button