Đường Về

(2 đánh giá của khách hàng)

Nếu “Phía Tây không có gì lạ” là cuộc chiến của bom đạn súng ống thì “Đường về” là cuộc chiến của tâm trí người lính, diễn ra một cách âm thầm, khốc liệt, thậm chí là đau đớn và cay đắng hơn. Một lần nữa, “Đường về” tiếp tục là một bản cáo trạng tố cáo hậu quả chiến tranh đã hủy hoại con người – đặc biệt là những người lính – trên mọi phương diện thể xác và tâm hồn, cũng giết luôn quá khứ, hiện tại và tương lai của họ. Đường về ư, e là chẳng có lối về nào cho những người lính đã bị chiến tranh hủy hoại, tàn phá hết hy vọng và ước mơ.

Danh mục:

“Tôi muốn mở cửa, đi vào trong phòng, tôi muốn nằm cuộn mình trên chiếc ghế bành, muốn ủ đôi bàn tay trong hơi ấm của gian phòng để hơi ấm ấy lan tỏa khắp người, tôi muốn nói chuyện, muốn mọi bạo tàn, khốc liệt và quá khứ sẽ tan chảy dưới đôi mắt yên lặng của người phụ nữ kia, và muốn bỏ chúng lại phía sau, muốn cởi bỏ chúng như cởi bỏ một bộ quần áo bẩn.”

***

Trở về – là khải hoàn sau những năm chiến chinh, là đoàn tụ sau thời gian xa cách, là khoảnh khắc ấm áp của những con người đã tìm lại được nhau… Nhưng cuộc trở về của những người lính Đức sau Thế chiến I lại là hành trình khắc nghiệt của những cánh chim lạc bầy vật lộn giữa bão giông tìm đường quay lại cố hương, là gánh nặng của lửa đạn chiến tranh chết chóc, là hố thẳm ngăn cách giữa hai phần của cuộc đời. Và cả khi vượt qua tất cả để sang tới bến bờ bên kia, họ cũng chưa chắc sẽ tìm được những gì dấu yêu mình từng để lại sau lưng vào cái năm ly biệt.

Đây là lần đầu tiên Đường về, tác phẩm được xem như phần hậu của Phía Tây không có gì lạ bởi sự tái xuất của một số nhân vật, ra mắt tại Việt Nam. Qua bản dịch đầy hồn lính mà vẫn đậm chất thơ của dịch giả Vũ Hương Giang, độc giả sẽ lại được gặp một Remarque rất khác, vừa khắc nghiệt lại mơ màng, trong tuyệt vọng lại hồi sinh hy vọng.

2 đánh giá cho Đường Về

  1. Lê Mỹ Lệ

    Mình luôn yêu thích các tác phẩm của Remaque. Nét văn gần gũi, giản dị nhưng lại chạm đến nhiều cung bậc cảm xúc của người đọc. Không hổ danh là ” thiên sứ viết về chiến tranh”. Bạn nào muốn hiểu thêm về chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai có thể tìm đọc tất cả các tác phẩm của ông. Rất hay và ý nghĩa

  2. Nguyễn Thị Bích Hằng

    Không bàn về nội dung, chỉ sơ qua 1 chút về bản dịch ,giữ nguyên tên nhân vật và địa danh, không phiên âm sang tiếng việt, tuy nhiên bản dịch với văn phong của người miền bắc, đôi chỗ dùng từ ngữ địa phương. Điều khó chịu nhất là cách dịch đại từ nhân xưng, nó không mang âm hưởng của văn học phương tây,đọc cảm giác gượng gạo.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button