Giấc Mơ Xứ Mỹ

(2 đánh giá của khách hàng)

Sau hơn 30 năm sóng gió ở đất Mỹ: học tập – xây dựng sự nghiệp – trải qua những lần “lên voi xuống chó”, xin mời bạn đọc hãy cùng nhìn lại cuộc hành trình trên đất Mỹ của tôi.

Danh mục:

Tôi may mắn vượt biên thành công và được định cư ở Mỹ vào cuối năm 1982.

Mộng ước khiêm nhường, tôi những mong kiếm được một công việc cu li nào đó để kiếm ra tiền sinh sống nơi xứ người. Nhưng vào những năm đó, nước Mỹ đang bước vào giai đoạn khủng khoảng mà sau này khi sống ở đây đủ lâu và học hỏi thêm, tôi mới biết là cứ độ 10 năm, một quốc gia theo kinh tế thị trường, điển hình như nước Mỹ, phải trải qua một vài năm đi xuống như vậy. Thành ra, đối với một người tị nạn mới qua, với tiếng Anh bập bẹ, không có nghề nghiệp rõ ràng, và không có một chút kinh nghiệm làm bất cứ công việc gì ở một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản, kiếm ra một công việc thật không phải dễ dàng như tôi tưởng…

Sau hơn 30 năm sóng gió ở đất Mỹ: học tập – xây dựng sự nghiệp – trải qua những lần “lên voi xuống chó”, xin mời bạn đọc hãy cùng nhìn lại cuộc hành trình trên đất Mỹ của tôi.

– Lý Thành Phương

2 đánh giá cho Giấc Mơ Xứ Mỹ

  1. Nguyễn Đức Thanh Liêm

    Trong những chuỗi ngày tháng mà giấc mơ đến Mỹ đương âm ỉ chợt bùng lên nhờ sự tiếp sức của những người bạn. Mình kiếm tìm một cuổn sách được giới thiệu, của một tác giả nữ, đặt rồi nhưng vẫn chưa về tới, trong khi, cuổn Giấc mơ xứ Mỹ này là một cuổn mình tình cờ thấy, và đặt bởi có chữ “Mỹ”, cũng như giá cả dưới 100,000.00 VNĐ mà mình cho là quá hợp lý. Nhưng, mình thề, mình không tưởng được rằng cuổn này lại chiếm trọn thời gian và tâm trí của mình suốt mấy ngày qua.
    Phải nói thêm rằng, mình bắt đầu đọc một lần thường 2-3 cuổn, chán cuốn này thì chuyển cuốn kia và cứ vậy. Nhưng đã lâu rồi mình mới lấy lại được cái cảm giác muốn đọc một mạch từ đầu chí cuối như bây giờ. Lần gần nhất mình nhớ là cuổn ‘Những con chim ẩn mình chờ chết’ (tiếng anh là The Thorn Birds’, cách nay có lẽ cũng 7 hay 10 năm gì rồi.
    Truyện mở đầu ngắn gọn bởi những dòng cắt vắn tắt về việc vượt biển, rồi tạm trú tại một đảo (mình quên tên, hình như Bidong), như lộ trình của những thuyền nhân khác, cũng như việc gặp gỡ giữa tác giả và vợ. Rồi sẩy thai. Rồi những mong muốn bù đắp của tác giả.
    Mạch truyện trở nên nhanh hơn, sâu hơn từng chi tiết cho những năm tháng đầu tiên tác giả được định cư xứ Mỹ, rồi tiếp đến là những năm tháng phải phấn đấu nhọc nhằn, những thành công, ‘lên Voi’ và một đôi lần thất bại ‘xuống Chó’ đến mức tưởng chừng khó mà tự vực dậy được.
    Rồi cuối cùng, sau hơn 20 năm sống ở Mỹ, trải qua bao thăng trầm, đến quãng cuối đời người, tác giả bắt đầu lắng đọng lại, rồi cho ra sản phẩm mà mình đang được đọc.

  2. Lê Thế Đức

    Thành ra, đối với một người tị nạn mới qua, với tiếng Anh bập bẹ, không có nghề nghiệp rõ ràng, và không có một chút kinh nghiệm làm bất cứ công việc gì ở một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản, kiếm ra một công việc thật không phải dễ dàng như tôi tưởng…

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button