Giúp Con Đương Đầu Với Stress

Môi trường tác động đến các bé mỗi ngày và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sinh lý, nhận thức và cảm xúc ở trẻ. Cha mẹ là một phần của môi trường bao quanh trẻ khi chúng lớn, có thể hỗ trợ sự phát triển của trẻ hay cản trở quá trình đó…

Danh mục:

Giới thiệu

Cuốn sách Giúp Con Đương Đầu Với Stress là kết quả của nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu. Shelley Davidow hi vọng những phát hiện và đề xuất của cô sẽ tạo điều kiện cho nhiều người lớn (các bậc phụ huynh, những người trông nom trẻ và các giáo viên) tích cực đóng góp vào việc tạo nên một thế hệ trẻ khỏe mạnh hơn, thành công hơn và ít bị căng thẳng hơn. Cuốn sách được chia làm 3 phần rõ rệt:

Phần 1: Stress

Có thể bạn đang tự hỏi tại sao một đứa trẻ có vẻ thờ ơ và trải qua những tác nhân gây stress một cách rất nhẹ nhàng trong khi những đứa trẻ khác gần như suy sụp. Câu trả lời có thể nằm ở các thế hệ trước: phản ứng với stress được học tập và truyền thụ từ mmột thế hệ tới thế hệ kế tiếp theo cách thức rất chi tiết và đa dạng. Một người mẹ mang thai bị căng thẳng thường xuyên sẽ có nhiều hóc – môn gây stress trong cơ thể (và cả trong cơ thể của thai nhi). Trẻ bắt đầu “ học hỏi” về môi trường xung quanh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Dạ con trở thành môi trường sống trực tiếp của trẻ và cơ thể trẻ sẽ dần thích nghi với nó; điểu này quyết định trẻ sẽ có điều kiện để phản ứng một cách tích cực với stress hay không. Vì vậy, mỗi tác động hành vi của cha mẹ lên con cái có thể tạo nên ảnh hưởng thực sự. Phản ứng với stress đã được trẻ học từ khi còn trong bào thai. Thậm chí, trước khi sinh, hệ thần kinh của trẻ đã chịu ảnh hưởng từ người mẹ.

Phần 2: Môi trường

Môi trường tác động đến các bé mỗi ngày và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sinh lý, nhận thức và cảm xúc ở trẻ. Cha mẹ là một phần của môi trường bao quanh trẻ khi chúng lớn, có thể hỗ trợ sự phát triển của trẻ hay cản trở quá trình đó.

Chương 3: Nuôi dạy con bằng phương pháp phục hồi

Nuôi dạy kiểu phục hồi ưu tiên các mối quan hệ, tìm cách sửa chữa thiệt hại và khôi phục lòng tin. Về lâu dài, việc trừng phạt không có hiệu quả. Những đứa trẻ nhiều lần bị trừng phạt hầu như sẽ học được cách tập trung vào việc tránh bị phạt. Phương pháp trừng phạt sẽ tạo ra tính ích kỷ, thay vì lòng vị tha.

Đọc thử

LÍ GIẢI VỀ STRESS

Trước hết, mọi người cần hiểu rằng stress sẽ làm gián đoạn các chức năng nhận thức, cảm xúc và tâm sinh lí lành mạnh. Nói theo cách đơn giản, điều đó có nghĩa khi chúng ta đang bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ ngừng hoạt động. Chúng ta sẽ cảm thấy không được khỏe. Chúng ta không thể tư duy một cách hợp lí.

Là tiền đề cho các chương tiếp theo, một số giải thích cơ bản về các phản ứng với stress có thể sẽ giúp ích cho bạn, bởi vậy hãy kiên nhẫn khi tôi cố gắng đưa ra hướng dẫn từ một người bình thường về những khả năng đáng kinh ngạc của hệ thần kinh tự chủ.

Stress có nơi cư ngụ riêng. Cơ thể của chúng ta được tạo ra một cách rất thông minh và phản ứng đối với trạng thái căng thẳng cũng không phải ngoại lệ. Tôi lớn lên ở Châu Phi và hiện đang sống tại Úc. Cả hai nơi đều là quê hương của một số loài sinh vật kì lạ và có nọc độc nhất. Loài Rắn Nâu của Úc là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới: nọc của nó độc hơn gấp bảy lần so với nọc độc của một con rắn Hổ mang bành Nam Phi. Vết cắn không đau đớn của nó mang nọc độc di chuyển qua hệ bạch huyết, có thể dẫn đến ngừng thở và gây tử vong chỉ trong vài phút. Cách đây không lâu, tôi gần như đã dẫm lên một con rắn như thế trên con đường mòn dẫn vào nhà một người bạn, và ngay khi nó quay đầu về phía tôi, nhịp tim của tôi đã tăng từ 60 lên 120 nhịp/phút chỉ trong vài giây. Tôi muốn tin rằng bản thân mình trân trọng và có cái nhìn lành mạnh đối với loài rắn và rằng tôi không sợ chúng, nhưng bản năng nằm sâu bên trong đã trỗi dậy khi tôi rơi vào tình trạng mặt cắt không còn giọt máu, chân tôi bắt đầu run rẩy, tôi nhảy dựng lên và chạy nhanh hơn mọi khi cho tới lúc lên được bậc hiên nhà, cuối cùng tôi cũng có thể thở phào và thậm chí phì cười về cuộc gặp gỡ “thân mật” này, một màn thoát hiểm trong gang tấc đầy kịch tính.

Phản ứng đối phó hoặc trốn chạy này thuộc chức trách của hệ thần kinh tự chủ, được tạo thành từ hệ thần kinh giao cảm (hay còn gọi là năng lực đối phó hoặc trốn chạy) và hệ thần kinh phó giao cảm (chịu trách nhiệm làm chậm nhịp tim xuống). Trong khi hệ thần kinh đầu tiên đóng vai trò như một chiếc máy gia tốc, thì hệ thần kinh kế tiếp lại giống như một cái phanh hãm. Khi chúng ta đối mặt với một mối đe dọa, hệ thần kinh giao cảm sẽ có vai trò:

1. Tăng mạnh nhịp tim

2. Kích thích tiết ra hóc-môn căng thẳng

3. Đổi hướng nguồn cung cấp máu đến các chi và rút khỏi não bộ.

Vì vậy, khi đối mặt với mối đe dọa mà tôi tạm gọi là một tác nhân gây căng thẳng hợp lí, tức là một mối đe dọa thực sự đối với sự tồn tại của tôi (trong trường hợp này là một con rắn), hệ thần kinh giao cảm của tôi lập tức hoạt động. Trong thời gian ngắn, điều này rất hữu ích: với tất cả lượng máu nhanh chóng rút khỏi não bộ và dồn về tứ chi, và như có một lượng đường được bơm vào toàn hệ thống, tôi có thể chạy nhanh như chớp – và trốn thoát. Khi tôi đã thoát được và nhận thấy mối đe dọa biến mất, tôi sẽ thở phào nhẹ nhõm. Tôi đã sử dụng hết lượng đường và nhịp tim của tôi chậm lại, vì lúc này hệ thần kinh phó giao cảm đã được kích hoạt. Nó có trách nhiệm:

1. Làm chậm nhịp tim

2. Dừng quá trình tiết hóc-môn gây căng thẳng

3. Giúp máu lưu chuyển một cách tối ưu đến não bộ.

Vấn đề ở chỗ mặc dù về mặt tinh thần, chúng ta có thể phân biệt rõ ràng giữa một con rắn độc và một kì thi sắp tới, nhưng cơ thể chúng ta lại không như vậy. Cơ thể sẽ đưa ra phản ứng tương tự, cho dù chúng ta đang bị một con thú hoang đuổi theo, hay đang phải đối mặt với một bài kiểm tra ở trường. Nhà thần kinh học Robert Sapolsky đã giải thích chuyên sâu về quá trình này trong cuốn “Tại sao ngựa vằn không nhận ra các vết loét”, một cuốn sách thú vị, có tính giải trí cao nhưng không kém phần nghiêm túc về những ảnh hưởng lâu dài của stress. Sapolsky mô tả về việc cơ thể chúng ta chưa biết cách phân biệt để phản ứng lại cho dù tác nhân gây căng thẳng mang tính đe dọa đến cơ thể hay chỉ gây ra cảm giác sợ hãi. Vì vậy, nếu đứa con mới bảy tuổi của bạn dằn vặt bản thân bởi một bài kiểm tra chính tả hay vì lỡ quên một trang bài tập về nhà, hoặc nếu đứa con tuổi teen nhà bạn cảm thấy khủng hoảng với kì thi sắp tới, chúng có thể sẽ có trải nghiệm sinh lí giống như bị truy đuổi bởi một con hà mã giận dữ hay một con cá sấu đói khát.

Nhưng ở ví dụ khi tôi chạy trốn khỏi con rắn, tôi thực sự đã tận dụng tất cả các hóc-môn gây căng thẳng, lượng đường và dòng máu chuyển từ đầu đến tứ chi. Và khi tôi biết rằng cuối cùng mình cũng đã an toàn, hệ thần kinh phó giao cảm được phép nắm quyền, thiết lập lại sự cân bằng, làm chậm mọi hoạt động và cho trái tim nghỉ ngơi.

Vấn đề nằm ở đây: trạng thái căng thẳng càng kéo dài và càng thường xuyên thì kết quả là cơ thể, trái tim và bộ não của chúng ta sẽ ngày càng suy nhược. Vì vậy, nếu ta đang căng thẳng vì một kì thi hay một bài kiểm tra, cơ thể ta vẫn tràn ngập những hóc-môn gây căng thẳng như cortisol và adrenaline, trái tim ta vẫn đập nhanh như thể cuộc sống của ta đang thực sự gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, ta không thể chạy trốn tới bất cứ nơi nào trong nhiều tuần hay hàng tháng ròng, không thể đến nơi ta có thể thở phào và để cho hệ thần kinh phó giao cảm đi vào hoạt động. Và sau một thời gian, cơ thể sẽ suy nhược đến độ hệ thống thần kinh giao cảm khó có thể ngừng hoạt động. Hệ thống phanh hãm bị hỏng. Các tuyến thượng thận suy kiệt. Bộ não, chân tay, và đặc biệt là trái tim của chúng ta không được tạo ra để duy trì hoạt động “đối phó hay trốn chạy” một cách lâu dài và liên tục.

Cảm giác căng thẳng kéo dài trong thời kì này thường ít liên quan tới những mối đe dọa thực sự đến sự an toàn của chúng ta, trừ khi chúng ta đang sống trong khu vực chiến sự hoặc đang phải đối mặt với những thảm họa tự nhiên xảy ra liên tiếp. Nhưng nhận thức của cơ thể về các mối đe dọa đối với sự an toàn của chúng ta cũng tác động lên cơ thể theo cách thức tương tự như đối với một mối đe dọa thực sự.

Chúng ta ngồi ở nhà, tại nơi làm việc hoặc trường học, cảm thấy ‘stress’ về mọi thứ. Là người làm cha mẹ, chúng ta có thể đang lo lắng về tài chính, về cách xử sự của các con, về các vấn đề xã hội của chúng, về người bạn đời không chung thủy, về một khoản tiền trợ cấp không được trả. Chúng ta căng thẳng vì phải đảm bảo công việc và rồi kiệt sức. Trẻ em thường bị choáng ngợp bởi những áp lực phải thành công trong xã hội hoặc trong học tập, với những lo lắng về bạn bè, cha mẹ, các mối quan hệ và kết quả kiểm tra. Tất cả những điều này đều khiến trái tim đập nhanh, làm cho lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi và cuối cùng khiến dòng máu rút khỏi bộ não, để lại chúng ta với vẻ nhợt nhạt, đãng trí và dễ nổi nóng.

Chúng ta cho rằng một lượng hóc-môn adrenaline sẽ khiến chúng ta có tâm trạng tốt và làm nhạy bén khả năng tư duy.

Tuy nhiên, trong thực tế, lượng adrenaline nhiều quá mức sẽ rất nguy hại. Đây là lí do tại sao chúng ta cảm thấy gần như phát ốm trong suốt thời gian mang tâm trạng lo sợ thực sự, bất kể chúng ta đang chạy trốn một con thú ăn thịt hay đang lo lắng về kì thi. Trẻ em đang bị căng thẳng trầm trọng vì điều gì đó thường kêu đau bụng và buồn nôn. Stress sẽ làm chúng ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi và có thể dẫn đến bệnh mãn tính.

Vấn đề từ những áp lực và các tác nhân gây ra stress trong cuộc sống hiện đại là không có một loạt những biện pháp tức thời có thể đưa chúng ta đến một bậc hiên an toàn. Chúng ta không thể nào thực sự thoát khỏi những con rắn chết người đến từ quá trình tư duy của bản thân, vốn sẽ gây ra ảnh hưởng tương tự như khi chúng ta rơi vào một tình huống khẩn cấp đe dọa đến mạng sống ở thực tại. Hệ thần kinh phó giao cảm sẽ không có khả năng lấy lại trạng thái cân bằng.

Đôi khi một ly rượu vang, hay một cốc bia mát lạnh, hoặc một chất kích thích mạnh hơn nữa dường như là lối thoát duy nhất khỏi sinh vật vô hình và có nhiều đầu mà chúng ta gọi là ‘stress’.

Rõ ràng, tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch, hệ thống nội tiết và các cơ quan quan trọng trong cơ thể chúng ta. Lời khuyên hữu ích mà chúng ta vẫn thường bỏ ngoài tai khi cảm thấy căng thẳng là những câu kiểu như: 1) hít thở sâu 2) ngồi thiền hoặc 3) tập yoga. Đó là lời khuyên nghe có vẻ không thỏa đáng khi chúng ta đang cảm thấy thực sự bế tắc, khi mà phản ứng “đối phó hoặc chạy trốn” đã như một đoàn tàu mất kiểm soát đang lao xuống dốc. Tuy nhiên, lời khuyên này rất đáng chú ý.

Khi cân nhắc tới hệ thần kinh đang phát triển của trẻ nhỏ, một trong những thói quen thiết yếu nhất mà chúng ta có thể tạo dựng với vai trò cha mẹ là thay đổi phản ứng trước sự căng thẳng của chính chúng ta trong các tình huống. Trong chương tiếp theo, bạn sẽ thấy rõ tại sao đây lại là một bước đi rất quan trọng trên con đường làm cha mẹ rất dài và quanh co.

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

20 cuốn sách làm cha mẹ hay nhất giúp bạn hiểu con mình hơn - 20 cuốn sách làm cha mẹ này đi sâu vào vấn đề chăm sóc con trẻ, giúp bạn có thông tin cũng như nghị lực thay đổi cách áp dụng nuôi và dạy con ở gia đình đồng thời truyền tải những bài học về tôn trọng trẻ thơ được phát triển theo đúng tính cách, thể… Đọc thêm
8 quyển sách hay về tâm lý trẻ em giúp con trẻ phát triển hiệu quả nhất - Tâm lý của một đứa trẻ không hề đơn giản, và những lời quát mắng, áp đặt không phải là giải pháp tốt. 8 quyển sách hay về tâm lý trẻ em sẽ giúp bạn hiểu con, và trở thành người bạn của con, là phương pháp cùng con phát triển hiệu quả nhất. Các… Đọc thêm
12 quyển sách hay về nuôi dạy con bố mẹ không nên bỏ qua - Bất kỳ bậc bố mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển thể chất và nhân cách một cách toàn diện và tốt nhất có thể. Để làm được điều đó đòi hỏi những người làm bố mẹ phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định trong việc nuôi dạy con cái.… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Giúp Con Đương Đầu Với Stress”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button