Hai Người Điên Giữa Kinh Thành Hà Nội

(3 đánh giá của khách hàng)

“Nếu không có một buổi sáng Chủ nhật đẹp giời, Tuấn và Điệp ngẫu nhiên vớ được một linh hồn để tìm ra lẽ sống, để không đi với trụy lạc nữa thì thật là oan uổng cho hai cuộc đời. Từ ngày được tấm linh hồn ấy, hai chàng không nghĩ đến chơi bời nhảm nhí nữa. Hai chàng đã sống rất hiền lành chăm chỉ để mà yêu.”

Danh mục:

Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội, mang nhiều dấu ấn của tự truyện, một tự truyện đắt khách khi chao chát về tình yêu và lẽ sống. Tác phẩm không đặc sắc về văn phong, không chú tâm vào câu chuyện được kể, mà chủ yếu bộc lộ thái độ của nhân vật chính: hai người bạn thân là Điệp và Tuấn. Cùng chung trải nghiệm chua chát trên trường tình, họ đâm ra căm ghét phụ nữ. Cả tác phẩm là tiếng cười khóc về tình yêu – ghét ấy.

Văn chương lãng mạn gieo vào lòng người ta cái ham muốn có được một thứ ái tình hoàn toàn, trong trẻo, thanh khiết, không tì vết. Khi có được ái tình như thế, người ta không chỉ có cảm hứng để sáng tạo, mà còn có thể sống tốt lên. “Nếu không có một buổi sáng Chủ nhật đẹp giời, Tuấn và Điệp ngẫu nhiên vớ được một linh hồn để tìm ra lẽ sống, để không đi với trụy lạc nữa thì thật là oan uổng cho hai cuộc đời. Từ ngày được tấm linh hồn ấy, hai chàng không nghĩ đến chơi bời nhảm nhí nữa. Hai chàng đã sống rất hiền lành chăm chỉ để mà yêu.”

3 đánh giá cho Hai Người Điên Giữa Kinh Thành Hà Nội

  1. Lê Nguyễn Thiên Tâm

    Có lẽ khi ra đời tác phẩm này, Nguyễn Bính cũng sẽ thấy bản thân ông hợp với thơ hơn. Khi nói đến thơ, người ta có thể lãng mạn, bay bổng, ý thơ trừu tượng, suy ngẫm. Nhưng đối với văn xuôi, truyện, hay tự sự, người đọc cần sự rõ ràng, có thể nắm được ý đồ tác giả một cách chính xác, dễ hiểu. Nhưng với hai người điên giữa kinh thành hà nội thì giọng văn của Nguyễn Bính vẫn mang nét thơ ca lãng mạn, nên nhiều lúc đọc thấy rất lan man, khiến người đọc vẫn chưa định hình được ý đồ tác giả

  2. Nguyễn Huỳnh Thủy Tiên

    Một tác phẩm mà gói gọn trong đó là quan điểm về tình yêu của hai thi sĩ. Cái quan điểm ấy, có phần ích kỉ, có phần kiêu kì, lại có cả chút kì dị, đủ để gọi là “điên”, thật điên! Đọc xong tác phẩm tôi chỉ buồn thêm cho những người con gái bị hai vị thi sĩ ấy cho là làm bẩn đục tình yêu. Bởi theo thôi, chính hai vị thi sĩ ấy cũng làm bẩn đục mất tình yêu của họ rồi! Tôi không thích cách hai vị thi sĩ ấy tạo dựng một chuẩn mực “trong trắng” như thế cho phụ nữ (mà tôi cũng không thể nào trách được những suy nghĩ của những năm 1940, những thế hệ khác nhau có cách nhìn nhận vấn đề cũng khác nhau). Nhưng cũng đáng khen cho hai người họ khi dám yêu chung một cái mả lạnh và thì thầm gọi tên một người con gái đã mất.

  3. Liễu Hồ

    Nguyễn Bính ai cũng biết tới tài thơ, mang hơi hướm ca dao Việt nam thân quen, gần gũi, dung dị và dễ đi vào lòng người. Nhưng tác phẩm văn xuôi này của ông, có thể coi là truyện vừa không được đặc sắc, lối hành văn không gì mới mẻ và cách viết không đặc sắc. Nội dung câu chuyện cũng hơi bị sến hoá quá.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button