Hãy Chăm Sóc Mẹ

(5 đánh giá của khách hàng)

Quyển sách nhắn nhủ cho ta một thông điệp muôn thuở:” Hãy yêu thương mẹ khi còn có thể, vì mẹ không sống mãi với ta.” Những người con trong đây chính là hình ảnh của chúng ta. Họ vẫn yêu thương mẹ đấy, nhưng họ thiếu sự quan tâm. Mẹ bị đau đầu, không ai biết. Mẹ mất tích, họ hét toáng vào mặt nhau chứ không phải hối hận vì đã không quan tâm mẹ sớm hơn. Quyển sách xoáy sâu vào suy nghĩ của những người con và khắc hoạ sâu sắc hình ảnh người mẹ lam lũ, không ngại gian khổ vì gia đình.

 

Danh mục:

Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của nhà văn Hàn Quốc Kyung-sook Shin mở đầu bằng khung cảnh xáo trộn của một gia đình. Mẹ bị lạc khi chuẩn bị bước lên tàu điện ngầm cùng bố ở ga Seoul. Hai ông bà dự định lên đây thăm cậu con cả. Con gái đầu, Chi-hon, là người đứng ra viết thông báo tìm người lạc thay cho cả gia đình. “Ngoại hình: Tóc ngắn đã muối tiêu, xương gò má cao, khi đi lạc đang mặc áo sơ mi xanh da trời, áo khoác trắng, váy xếp nếp màu be”. Trong tiềm thức của mình, Chi-hon vẫn nghĩ mẹ là người thường“bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang nhìn thẳng xuống từ trên cao”. Trong khi đó, những người qua đường đáp lại thông báo tìm người lạc của cô bằng miêu tả về một “một bà già cứ lững thững bước đi, thỉnh thoảng lại ngồi bệt xuống đường hay đứng thẫn thờ trước cầu thang cuốn”. Liệu đó có phải là người mẹ mà cả gia đình cô đang cất công tìm kiếm?

Một ngày, một tuần rồi gần một tháng chầm chậm trôi qua. Người chồng và những đứa con hiện đều đã phương trưởng cả không chỉ lo sốt vó mà còn day dứt tâm can vì cảm giác tội lỗi, và rối bời “trong nỗi hoảng loạn như thể tất cả mọi người đều bị tổn thương ở vùng não”. Họ cũng lấy làm băn khoăn tại sao mẹ không biết hỏi đường về nhà cậu con cả cho đến khi phát hiện ra hai sự thật rằng mẹ không biết chữ và mẹ bệnh ung thư vú khiến đầu óc không được minh mẫn như thường.

Từ đây, những hy vọng tìm lại mẹ càng trở nên mong manh hơn…

5 đánh giá cho Hãy Chăm Sóc Mẹ

  1. Thanh Ngoc

    Cuốn sách này viết theo góc nhìn của mỗi thành viên trong gia đình về mẹ, về những kỉ niệm, những sự hi sinh thầm lặng của mẹ mà mỗi người giữ riêng cho mình. Điều khiến mình day dứt mãi, là cái kết của câu chuyện, khi lại không được khắc họa một cách rõ ràng. Nó khiến mình nghĩ nhiều hơn về mẹ, nhìn nhận một cách thẳng thắn quãng thời gian còn lại được ở cạnh mẹ để biết mình cần gì và nên làm gì.

  2. Võ Thị Kim Yến

    Truyện khởi đầu khá chậm và dài nên lúc mới đọc có thể cảm thấy khá nhạt và hơi chán nhưng về sau cũng cách kể chuyện ấy với lời văn chậm rãi, tỉ mỉ từng câu từng chữ thấm vào tâm hồn người đọc lúc nào không biết. Tình cảm của mẹ dành cho các người con cứ âm thầm, lặng lẽ, đầy da diết.Truyện không cao trào mà đầy nhẹ nhàng lẫn khắc khoải, hình ảnh người mẹ ám ảnh lấy những đứa con đang con đang còn sống và khiến cho người đọc day dứt. Đọc xong lặng lẽ rơi nước mắt, hối hận vì những năm tháng qua đã vô tâm với mẹ nhường nào….

  3. Diem Huong

    Có thể khóc được ngay từ vài trang đầu, vì lẽ, lời văn sâu sắc, mình cảm được sự hoài niệm của đứa con về mẹ, nên đã có thể khóc được. Như người chị nói thì mối quan hệ giữa con gái với mẹ hoặc là thân thiết hoặc rất xa lạ… Mình trong diện thứ 2, không hiểu rõ mẹ, khó chia sẻ với mẹ vì mẹ cũng không thuộc tuýp người thích chia sẻ hay tâm sự với ai, kể cả con gái. Nhưng mình rõ tình cảm mẹ dành cho chị em mình. Đọc được hơn chục trang rồi, tự thấy với tính mẹ như vậy chắc mẹ đã tự chịu đựng nhiều nỗi đau một mình. Vậy mà từng nhiều lần mình đã trách mẹ đấy… T.T
    p/s: Chỉ biết “Hãy chăm sóc mẹ” khi còn có thể…

  4. Thiên Thanh Phan Ngọc

    Câu chuyện trong tác phẩm quá tuyệt vời, mình rưng rưng nước mắt suốt quá trình đọc quyển này. Sau khi đọc mình đã phải dừng lại và ngẫm nghĩ về khoảng thời gian qua. Cách những người con đối xử với mẹ trong tác phẩm yêu thương có vô tâm có. Tâm tình của người mẹ dành cho những đứa con của mình trân trọng có, trách cứ có. Hay khoảng khắc người bố nhìn tại khoảng thời gian qua đã vô tâm thế nào. Tất cả đều rất thật rất gần gũi… những tâm trạng ấy đều quen thuộc như chính chúng ta từng trải qua vậy.

  5. Trần Đào Diễm

    Sách hay và cảm động. Ngôn từ gần gũi, hướng dịch theo phong cách Châu Á, vì đây là tác phẩm của tác giả đến từ Hàn Quốc nên cách diễn đạt thực tế và theo văn hóa truyền thống, gia đình. Tạo cảm giác thân thiết như văn hóa Việt Nam văn hóa của một gia đình. Sau khi đọc hết sách, tôi có nhiều điều suy nghĩ hơn về tình cảm gia đình cũng như nảy sinh thêm nhiều ý tưởng để gắn kết mối quan hệ gia đình hơn.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button