Hệ Lụy

(1 đánh giá của khách hàng)

Dường như Lại Văn Sinh muốn gói ghém nhiều hơn thế trong câu chuyện nhỏ của mình. Những cái vòng luẩn quẩn của cái ác, sự bất công, ngu dốt chưa có điểm dừng. Những đứa con hoang bị sinh ra từ hậu quả của cái dốt, lòng tham ngập tràn xã hội.

Danh mục:

Người ta không biết đâu là giới hạn phải dừng lại, vô tình bước qua đã là điều đáng lo ngại. Nhưng khi biết rõ mười mươi, mà vẫn thản nhiên đạp bỏ thì quả là một mối họa lớn… Khi mà đến trẻ con cũng truyền nhau câu nói của ai đó một cách thích thú, rằng cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì sự tha hóa đã trở nên trầm trọng vô cùng…

Tiểu thuyết Hệ Lụy của đạo diễn điện ảnh Lại Văn Sinh đã nêu lên triết lý sống như thế.

Là tác giả biên kịch, đạo diễn của của hàng chục phim tài liệu và giành được trên mười giải thưởng trong và ngoài nước, tiểu thuyết Hệ Lụy mang đậm chất điện ảnh và nhân sinh quan cuộc sống. Là hệ lụy của chiến tranh, của xã hội một thời. Cái thời mà nghèo là một giá trị tới mức mọi người hãnh diện, hoan hỉ khoe mình là dân nghèo. Lắm người phải xoay sở đủ đường để được công nhận là thành phần dân nghèo cốt cán, cho mở mày mở mặt với thiên hạ và có cơ hội tiến thân.

Câu chuyện mở đầu bằng cái chết không rõ ràng với nhiều nghi vấn của Kỷ – một thanh niên tài hoa – khi chưa mãn khóa huấn luyện bộ đội, khiến gia đình anh sống trong hoang, lo sợ và bi xa lánh suốt bao nhiêu năm. Hai chục năm sau, theo bước chân hai người em trai của Kỷ là Việt và Nam đi tìm mộ anh trai, câu chuyện về cái chết bí ẩn của chàng lính trẻ năm xưa dần dần được hé lộ.

Dường như Lại Văn Sinh muốn gói ghém nhiều hơn thế trong câu chuyện nhỏ của mình. Những cái vòng luẩn quẩn của cái ác, sự bất công, ngu dốt chưa có điểm dừng. Những đứa con hoang bị sinh ra từ hậu quả của cái dốt, lòng tham ngập tràn xã hội.

1 đánh giá cho Hệ Lụy

  1. Hằng Đào

    Khi đọc qua truyện mình không dứt ra được, cái cách đan xen và dẫn truyện của tác giả vô cùng tinh tế, qua đây mình cũng hiểu hơn phần nào cuộc sống trước đây, thời kỳ chiến tranh cũng như cuộc sống mà cha ông đã từng trải.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button