Heidegger Và Con Hà Mã Bước Qua Cổng Thiên Đường

(3 đánh giá của khách hàng)

Cuốn sách dẫn dắt người đọc vào cuộc du hành vui vẻ và hài hước, qua truyện cười để hiểu lịch sử triết học cổ kim, đưa ra những câu trả lời đơn giản đến bất ngờ cho những ai muốn đi sâu vào bản chất Các Câu Hỏi Lớn mà không bị chìm nghỉm trong lý luận hàn lâm.

Danh mục:

“Để thấy Thế Giới trong một hạt cát
Thiên Đường trong một bông hoa dại
Hãy giữ Vô Hạn trong lòng bàn tay
Và Vĩnh Hằng trong một giờ.”
William Blake, nhà thơ thần bí Anh

Sau Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… lại đến bestseller Heidegger và con hà mã bước qua cổng Thiên đường, Thomas Cathcart và Daniel Klein lần nữa kích thích trí tò mò của độc giả.

Heiddegger thông thái cưỡi trên lưng Hà mã ư! Chuyện gì kỳ cục vậy? Thì ra họ lại làm cuộc chu du mới, dùng ống kính vạn hoa soi rọi những đề tài huyền hoặc về sống, chết và nỗi sợ chết khiến đời người bị hủy hoại, về Thiên đường, Địa ngục, bật mí những trò lừa thô sơ hoặc tinh quái dồn ép Thần Chết vào đường cùng thất nghiệp, và nhiều thứ thú vị không ngờ khác … trong lịch sử tinh thần và khoa học của nhân loại.

Với Heidegger và con hà mã bước qua cổng Thiên đường, nếu Freud, Jung, Groucho Marx, Socrates, Woody Allen, Kierkegaard, Lily Tomlin, Đức Phật, Heidegger… gây xoắn não, đã có ngay những họa sĩ truyện tranh New York, xác sống, tất nhiên là cả hà mã và các truyện tiếu lâm độc đáo làm bạn phá lên cười, sáng cả óc. Hàn lâm và vui vẻ, cuốn sách này đúng là triết tếu để lĩnh hội triết – thật là hay, thật là nhộn, thật đấy!

3 đánh giá cho Heidegger Và Con Hà Mã Bước Qua Cổng Thiên Đường

  1. Thành Đạt

    Xin dành lời khen ngợi vừa phải cho nhóm dịch thuật đã làm tốt. Gần như toàn bộ sách bàn về 1 vấn đề khó nuốt nhất trong triết học: cái chết (và những yếu tố liên quan) 1 cách hài hước như cuốn trước của cặp đôi tác giả này. Tuy nhiên, có lẽ phần nhiều người đọc sẽ thấy không “thú vị” bằng vì: vấn đề khó (cái chết) + ví dụ ít hơn + ít hài hước hơn (ít tình dục hơn) + minh họa ít hơn. Toàn bộ các chương được dẫn dắt thông qua 2 tác giả đối thoại với 1 nhân vật thứ ba. Cuốn sách sẽ dễ đọc hơn nếu ng đọc nắm được nhiều về nền văn hóa đại chúng/giải trí phương Tây thế kỉ 20 (hoặc có thể xem đây là điểm yếu của 2 tác giả khi không chọn cách viết phù hợp hơn với thế giới đa văn hóa)
    Sách có 1 số lỗi nhỏ (“cryogenics” viết thành “crygenics”,…)

  2. Ngoc Tram

    Mình đã trót đu dây theo hai ông triết gia tưng tửng này từ cuốn Plato và phát hiện ra trọn bộ triết tếu này có đến tận 4 cuốn. Heidegger Và Con Hà Mã Bước Qua Cổng Thiên Đường là cuốn thứ hai mình đọc, nhìn chung có ít truyện cười hơn nhưng cảm thấy dễ hiểu và gần gũi hơn. Nếu cuốn Plato đề cập đến nhiều vấn đề của triết học thì Heidegger tập trung vào đề tài sự sống, cái chết, linh hồn, có hay không thiên đường và địa ngục. Thường thì nói đến cái chết là một điều gì đó xúi quẩy và không nên nhắc tới hàng ngày. Nhưng trong triết học Phật giáo phương Đông cũng như phương Tây lại được nghiên cứu và bàn luận rất nhiều. Ví nhự khi mình đọc cuốn Tử Thư Tây Tạng thì mới biết rằng những Phật Tử ở Tây Tạng, Nepal và Bhutan nghĩ về cái chết mỗi ngày 5 phút. Hiểu về cái chết để sống trọn vẹn hơn ở hiện tại và vượt qua nỗi sợ ấy để đem lại sự thanh thản cho tâm hồn. Triết học mà dễ hiểu thì sẽ không còn là triết học, có những điều mà ta trải qua rồi thì mới chiêm nghiệm ra. Sách thì luôn kiên nhẫn hơn con người.

  3. Đức Hải

    Sách đọc mang tính chất “hại não” y như cuốn trước, những câu truyện cười không dí dỏm như những tình huống thông thường ở những truyện cười tiếu lâm mà là những khúc mắc bất bình thường làm người đọc vô cùng khó hiểu, luôn có câu hỏi là tại sao minh “phải” cười, “cái chết” là gì??… rồi đột nhiên bạn sẽ hiểu ra thật sự lý do bạn – tôi đang sống và nếu nghĩ đến một ngày ta sẽ chết đi, đó không còn là một nỗi sợ nữa, mà là động lực để thúc đẩy chúng ta cố gắng tận hưởng những phút giây ta được “sống”.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button