Hóa Thân

(5 đánh giá của khách hàng)

Gregor Samsa phải nỗ lực để thích nghi với hình thù mới và cuộc sống mới là gánh nặng cho gia đình anh – họ vì sự hoá thân này mà chết khiếp vả trở nên tàn nhẫn cả với chính người thân của mình. Franz Kafka chưa bao giờ giải thích cho sự hoá thân này, cả ở trong hay ngoài tác phẩm

Danh mục:

Hoá thân (tiếng Đức: Die Verwandlung) là truyện xuất bản năm 1915 bởi Franz Kafka. Đây được xem là một trong những tác phẩm văn học hư cấu có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế kỷ 20 và đã được đưa vào chương trình giảng dạy, nghiên cứu ở nhiều trường đại học ở phương Tây.

Hoá thân bắt đầu khi Gregor Samsa, một nhân viên bán hàng, thức dậy và thấy mình đã biến hình thành một sinh vật to lớn, giống như côn trùng. Từ đó, Gregor Samsa phải nỗ lực để thích nghi với hình thù mới và cuộc sống mới là gánh nặng cho gia đình anh – họ vì sự hoá thân này mà chết khiếp vả trở nên tàn nhẫn cả với chính người thân của mình. Franz Kafka chưa bao giờ giải thích cho sự hoá thân này, cả ở trong hay ngoài tác phẩm

5 đánh giá cho Hóa Thân

  1. Trương Bích Thủy

    Cuốn sách đã phơi bày một sự thật trần trụi và đau đớn rằng khi bạn còn giá trị với người khác thì bạn sẽ nhận được những dịu dàng và ngọt ngào. Nhưng khi bạn không còn gì cả, thì người ta sẵn sàng quay lưng lại với bạn, xem bạn như kẻ xa lạ. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi đó là những người xa lạ đối xử với nhau, bởi đó là lẽ thường mà chúng ta hay gặp trong cuộc sống, nhưng đây, lại là những người thân yêu của bạn, là cha, là mẹ, là em gái mà vẫn có thể làm thế đối với Gregor thì thật là đớn đau làm sao. Gấp sách lại mà cái kết của câu chuyện vẫn cứ ám ảnh trong đầu. Ngậm ngùi!!!

  2. Hạnh Nguyên

    Hoá thân là một câu chuyện đầy ám ảnh và tuyệt vọng, thu hút người đọc nhờ cách miêu tả tâm lý nhân vật vô cùng cuốn hút. Nhân vật chính của câu chuyện dường như đều giống mỗi chúng ta, đều chăm chỉ làm việc, giúp đỡ gia đình, và cuối cùng khi hết giá trị sử dụng thì bị đào thải, bị vứt bỏ. Sau khi đọc xong, ám ảnh lớn nhất có lẽ là, chúng ta là ai? Chúng ta tồn tại vì mục đích gì? Tại sao giữa con người với con người, thậm chí là máu mủ ruột rà của mình, lại có thể độc ác đến mức như vậy? Cuốn sách nhỏ, nhưng ý nghĩa nó mang đến lại vô cùng to lớn. Có lẽ nhiều năm sau, bài học mà cuốn sách này mang lại vẫn còn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự của nó.

  3. Nguyễn Trần Thiên Tứ

    Một cuốn sách quá mỏng, quá vĩ đại. Thật không thể tưởng tượng đc chỉ với một cốt truyện tưởng chừng như đơn giản, tác giả đã mang lại cả một tầm ý nghĩa ẩn sâu. Cái chết của nhân vật chính Gregor phản ánh phần nào hiện thực trong gia đình, sự thờ ơ chính là vũ khí nguy hiểm nhất giêt chết con người ta.
    Bạn sống thế đấy với những người xung quanh, gia đình, bạn bè, hàng xóm, v.v. và từng ngày trôi qua trôi qua bình thường, bạn sẽ thấy mọi thứ thật bt. Nếu ai tốt với bạn, đơn cử như hay hỏi han, quan tâm thì thật dễ để nhận ra, và tương tự khi ai làm điều gì bạn ko ưa thì đơn giản bạn ko thích họ.
    Nhưng khi có biến cố xảy ra, trong câu truyện Franz Kafka đã chọn một biến cố thật sự kỳ ảo: Gregor biến thành một con côn trùng, nhưng có lẽ bạn không cần một sự cố kỳ ảo vậy đâu, cứ tưởng tượng đùng 1 cái bạn gặp chuyện khó khăn, thì khi ấy là lúc mọi thức bắt đầu thể hiện rõ bản chất: ai thật sự tốt, ai thật sự xấu với bạn, và kể cả cách bản đối xử với mọi người trước giờ thế nào. Bạn sẽ phải nhìn nhận lại tất cả vấn đề.
    Đôi khi không cần quá dài, quá dày, mà chỉ cần một cốt truyện đơn giản, súc tích cũng có thể mang một cái gì đó vĩ mô.

  4. Phan Xuân Khánh Yên

    Ảm đạm là từ tôi muốn dành cho câu chuyện này. Xuyên suốt cuốn truyện không phải lúc nào cũng kể lể những kỉ niệm. Đâu đó vẫn có những kỉ niệm, những hoài niệm về sự hạnh phúc, vẹn toàn và vui vẻ. Nhưng thật ra, tất cả những điều đẹp đẽ đó lại nằm trong khung cảnh rất buồn. Buồn vì những hạnh phúc đó tưởng đâu vẹn tròn nhưng đã khuyết mất, những vui vẻ tưởng đâu là biết ơn nhưng thực tế là hưởng thụ vô điều kiện.
    Gia đình đáng lý ra phải bảo vệ nhau, yêu thương nhau và đùm bọc nhau. Nhưng rồi, thực tế, câu chuyện lại cho ta một cách nhìn khác…

  5. Trần Phước Hùng

    Điều đầu tiên khi thấy cuốn sách này, mình rất ấn tượng với tên tác giả Franz Kafka. Tên tác giả này làm mình liên tưởng đến cuốn sách “Kafka bên bờ biển” của nhà văn nổi tiếng người Nhật Bản Haruki Murakami. Thoạt đầu mình liên tưởng xem có mối dây liên quan nào giữa 2 cái tên trên không. Và cũng vì tò mò cũng như muốn thử đọc sách của một tác giả tên là Kafka “thiệt” như thế nào, nên mình đã mua cuốn “Hoá thân” về đọc. Nhờ vậy, qua cuốn sách “Hoá thân” này mình nhận thấy được một xã hội đương thời ở chính nơi đây, đất nước mà chúng ta đang sống luôn tồn tại một thực tế đáng buồn khi nhan nhản khắp nơi chúng ta thấy rõ được sự “vô cảm”, sư “vô cảm” mà qua câu chuyện trong cuốn sách này đã dẫn đến một kết thúc ảm đạm. Có chăng nếu không thay đổi thì cuộc sống của chúng ta, những người đang vô cảm, cũng sẽ trở thành như thế!!!

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button