Hoàng Lê Nhất Thống Chí

(5 đánh giá của khách hàng)

Bản dịch “Hoàng Lê nhất thống chí” ra chữ quốc ngữ của Ngô Tất Tố là một trong số những bản dịch đầu tiên được thực hiện sớm từ nửa đầu thế kỷ 20.

Nhà Hán học, nhà văn, nhà sử học Ngô Tất Tố đã công phu tra cứu, xác định nguyên tác, trung thành dịch và chủ tâm mong muốn tăng thêm giá trị lịch sử khi dịch “Hoàng Lê nhất thống chí”.

Danh mục:

Hoàng Lê Nhất Thống Chí là tác phẩm tiêu biểu nhất, có giá trị nhất trong bộ sách của “Ngô gia văn phái” trên cả hai phương diện sử học và văn học.

Bản dịch “Hoàng Lê nhất thống chí” ra chữ quốc ngữ của Ngô Tất Tố là một trong số những bản dịch đầu tiên được thực hiện sớm từ nửa đầu thế kỷ 20.

Nhà Hán học, nhà văn, nhà sử học Ngô Tất Tố đã công phu tra cứu, xác định nguyên tác, trung thành dịch và chủ tâm mong muốn tăng thêm giá trị lịch sử khi dịch “Hoàng Lê nhất thống chí”.

Căn cứ vào nguyên tác bản dịch của Ngô Tất Tố được lưu chiểu, bảo quản liên tục hơn 70 năm nay trong hệ thống thư viện nhà nước, từ Thư viện Đông Dương trước đây đến Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện nay, để gìn giữ và bảo tồn di sản văn sử học truyền thống trong cộng đồng , Nhà xuất bản Văn học trân trọng giới thiệu với bạn đọc:

I. Toàn văn bản dịch “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Tất Tố.

II. Những sự việc có liên quan đến kết quả dịch thuật ấn phẩm này của dịch giả.

5 đánh giá cho Hoàng Lê Nhất Thống Chí

  1. Thái Hoàng

    Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một trong những tác phẩm hay nhất trong dòng văn học trung đại Việt Nam viết theo lối chương hồi và là nguồn tư liệu lịch sử quan trọng về giai đoạn cuối thời Lê – Trịnh, lập nên nhà Tây Sơn và kết thúc tại thời điểm nhà Nguyễn lên nắm quyền.
    Cấu trúc giống như Tam Quốc Diễn Nghĩa, mở đầu mỗi chương là hai câu thơ và thường kết thúc kiểu “hồi sau sẽ rõ”. Về quy mô tác phẩm thì không thể hoành tráng như những tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa nhưng về nội dung và cách dẫn dắt câu chuyện thì rất hấp dẫn, từ nhưng mưu mô cung đình (mâu thuẫn vua Lê chúa Trịnh từ lúc là hai đứa trẻ, chuyện Đông cung Thế tử mà sinh ra bè đảng trong triều) đến cảnh chiến trận binh đao, nhận vật từ vua quan cho đến văn sĩ, binh tướng đều rất lôi cuốn và thuyết phục.
    Tác phẩm dẫn giải từ lúc Trịnh Khải được sinh ra do sự cố ý nhầm tên cung nữ Ngọc Khoan thành Ngọc Hoan mà đưa vào cung cho Chúa, rồi đến Đặng Thị Huệ được Trịnh Sâm sủng ái mà tạo dựng bè phái muốn phế trưởng lập thứ dẫn đến biến loạn cung đình. Cùng lúc Nguyễn Huệ ở Nam Hà nổi lên diệt cả Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh mà thống nhất đất nước, lấy công chúa Ngọc Hân, đánh tan quân Mãn Thanh xâm lược. Hàng loạt nhân vật lịch sử hiện lên trong một thời kì lịch sử đầy biến động, nay thắng làm vua mai thua lại làm giặc, người ngu trung với vua, kẻ hai mặt lật lọng, người thức thời, kẻ bảo thủ, người anh hùng, kẻ hèn nhát.
    Tiểu thuyết được viết bởi nhiều người trong dòng họ Ngô Thì danh giá về văn chương ở Bắc Hà, luôn trung thành với vua Lê nên tác phẩm mới có tên là “Tiểu thuyết về sự thống nhất của nhà Lê” . Tuy nhiên họ vẫn chấp nhận những sự thật lịch sử rất khách quan như Nguyễn Huệ lên ngôi vua niên hiệu Quang Trung, Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào giày xéo đất nước (nhưng vẫn bày tỏ thương cảm cho ông vì sống vất vưởng bên Trung Quốc đến cuối đời).
    Lịch sử được viết dưới dạng tiểu thuyết nên dễ đọc, dễ hiểu, chú thích của sách rất đầy đủ, nhiều chi tiết thú vị như Hòa Thân cận thần của Vua Càn Long, đại quan tham nhũng ăn hối lộ của Lê Chiêu Thống để khuyên vua đem quân sang đánh nước ta. Đọc để thấy rằng lịch sử Việt Nam hay không kém gì Trung Quốc, nhất là loạn thế luôn sinh anh hùng. Kết luận lại đây là tác phẩm không thể không đọc.

  2. Kháu Khỉnh Khải

    Một cuốn sách giàu giá trị về mặt tư liệu lịch sử, tức là nó cung cấp cho người đọc thông tin hữu ích về một giai đoạn lịch sử ( cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh do Lê Chiêu Thống sang cầu viện).Các tác giả đã khá là khách quan,trung thực với sự thật, đánh giá sự kiện trên phương diện nhân-quả,không mù quáng một lòng phò vua Lê lúc này đã thảm hại bê tha.Giá trị khác của tác phẩm chính là việc xây dựng lại hình tượng Nguyễn Huệ-người anh hùng áo vải với dũng khí cao ngất trời, đã lưu danh thiên cổ với chiến công đại thắng mùa xuân năm 1789.

  3. Tiểu Hủ

    Đây là một cuốn sách dành cho những ai yêu lịch sử, đặc biệt là thời đại biến động đầy thăng trầm giữa nhà Lê và Tây Sơn. Giai đọan này có nhiều biến dộng từ chính trị đến xã hội, nó đã để lại nhiều hậu quả trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Bắt đầu bằng việc Trịnh Sâm lên ngôi và kết thúc bằng việc thành lập nhà Nguyễn. Tác phẩm được viết bởi người trong dòng họ Ngô thì, một dòng họ trung thành với triều Lê nhưng cũng không thể không khẳng định được công lao thống nhất đất nước của Nguyễn Huệ và những sai lầm của vua Lê.

  4. Sơn Thanh

    Hoàng lê nhất thống trí có nội dung như sau: Tác phẩm chủ yếu phản ánh cuộc tranh chấp quyền lực giữa các thời Lê mạt và phong trào Tây Sơn.
    Thời gian miêu tả tác phẩm trong khoảng hơn 30 năm cuối thế kỷ XVIII , từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua. Đây chính là giai đoạn rất nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam, cả cơ cấu xã hội phong kiến cùng những hình thái ý thức, tư tưởng, đạo đức… hầu như bị đảo lộn và lay chuyển tận gốc.

  5. Xuân Bách

    Nhắc đến Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một thể loại sử mà nếu như đã từng học phổ thông thì đã được tham khảo một vài chương từ đợt Quang Trung ra dẹp quân Thanh ở Bắc Hà mà mình nhớ là ace đã được học.
    Đọc cuốn này thì thực sự là lịch sử được miêu tả rất chân thực, từng đường nét, rất khách quan và câu chuyện li kỳ. Chưa kể đến việc vốn từ và cách hành văn của tác giả rất tuyệt vời, đọc xong thấy kiến thức và tư duy thực tế rõ ràng lên hẳn.
    Kèm với đó, cuốn sách không chỉ thể hiện tập trung mỗi một nhân vật và tổ chức mà trước các anhem phổ thông được học là chỉ gói gọn xung quanh mô tả Quang Trung cùng tập đoàn của mình đã đánh bại quân Thanh như thế nào, thể hiện quan điểm chính trị và dân tộc của ý Soạn giả và Nhà xuất bản, mà nó thể hiện cái nhìn rất Chân thực và không thiên vị của tác giả đối với toàn cục của sự việc.Ví dụ như khi Thái thủ Quảng Đông muốn huy động quân sang đánh ta từ hai nẻo Quang Đông và Quảng Tây, thì cũng có thị thần của ông đã can gián rằng Nước ta đã lập được hơn 300 năm, nguyên khí đầy đủ khó có thể đánh mà lấy được, mà lấy cũng khó giữ được. Thì đến đây, có thể thấy rằng không phải chỉ bên nào phiến diện toàn là Địch, mà thực sự trong Địch cũng có luồng phản biện trái chiều, có lợi cho Ta.
    Chúc các bạn xem và cùng cảm nhận.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button