Homo Deus: Lược Sử Tương Lai

(4 đánh giá của khách hàng)

Với giọng kể cuốn hút và mới lạ, Harari sẽ dần gợi mở và trả lời những câu hỏi trê, nhờ phân tích chi tiết những luận điểm gây nhiều tranh cãi: chủ nghĩa nhân đạo là một dạng tôn giáo, thứ tôn giáo tôn thờ con người thay vì thần thánh; sinh vật là thuật toán…

Danh mục:

Homo sapiens có phải là một dạng sống siêu đẳng, hay chỉ là một tay đầu gấu địa phương? Làm thế nào con người lại tin rằng họ không chỉ đã kiểm soát thế giới, mà còn mang lại ý nghĩa cho nó? Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo đe doạ loài người ra sao? Sinh vật nào có thể kế thừa loài người, và tôn giáo mới nào sẽ được sản sinh?

Với giọng kể cuốn hút và mới lạ, Harari sẽ dần gợi mở và trả lời những câu hỏi trê, nhờ phân tích chi tiết những luận điểm gây nhiều tranh cãi: chủ nghĩa nhân đạo là một dạng tôn giáo, thứ tôn giáo tôn thờ con người thay vì thần thánh; sinh vật là thuật toán… ông vẽ ra một viễn cảnh tương lai khi Sapiens thất thế và Dữ liệu giáo trở thành một hình mẫu. HOMO DEUS còn bàn sâu hơn về các năng lực mà con người đã tự trang bị để sinh tồn và tiến hoá thành một giống loài ngự trị trên trái đất, để rồi chính trong tiến trình hoàn thiện và nâng cấp các năng lực ấy chúng ta sẽ bị truất quyền kiểm soát bởi một sinh vật mới, mang tên Homo Deus.

4 đánh giá cho Homo Deus: Lược Sử Tương Lai

  1. Thanh Toàn

    Cuốn sách như là phần nối tiếp của cuốn Homo Sapiens cùng tác giả, có một số chi tiết, lập luận đã xuất hiện trong cuốn Homo Sapiens. Nội dung chính tác giả đề cập tới các vấn đề, nguy cơ mang tí toàn cầu. Đọc cuốn sách ta sẽ mở mang được rất nhiều kiến thức về lịch sử và sinh học, lập luận rất logic, lối hành văn hấp dẫn, không quá khó đọc giúp người đọc dễ hình dung được các vấn đề mà tôi cho là rất phức tạp.

  2. Quốc Dưỡng

    Rất thích cách tác giả đặt vấn đề về những điều có thể xảy ra trong tương lại, 100 trang đầu tiên thực sự rất cuốn hút và rất khó đặt quyển này xuống. Ở xã hội hiện đại, con người đã thực dụng hơn và không còn mê tín nữa. Họ có thể giải thích được tất cả những sự việc, hiện tượng. Họ dần kiểm soát được mọi thứ: nạn đói, dịch bệnh, chiến tranh, sự thần thánh hay cái chết. Điều hay ho nhất ở một thể giới mà công nghệ phát triển chóng mặt như hiện tại là bạn sẽ không thể dự đoán được 10 năm sau con người có thể làm được điều gì. Một quyển sách đáng mọi người dừng lại và suy ngẫm về tương lai.

  3. Khôi Minh

    mình đọc xong cuốn Lược Sử Loài Người của tác giả, sau đó thấy cuốn này được giới thiệu nên chọn mua. Mình đang đọc và thấy rằng nó cho mình một cái nhìn rất toàn cảnh từ quá khứ – hiện tại – tương lai của loài người.
    Điểm làm mình thấy ngạc nhiên và thú vị là cách tiếp cận của tác giả từ về khoa học – tôn giáo – tâm linh; sự tiến hóa từ tôn giáo thờ linh vật sang hữu thần rồi tôn giáo hiện đại (chủ nghĩa nhân văn).

    Thế kỉ XX là sự phân chia và đối đầu không khoan nhượng giữa các xu hướng trong chủ nghĩa nhân văn: chủ nghĩa nhân văn tự do (đứng đầu là nước Mỹ) – nhân văn tiến hóa (Đức Quốc Xã) – nhân văn xã hội (Liên Xô).

    Chủ nghĩa nhân văn tự do phát triển mưu cầu sự hạnh phúc trường cửu – quyền năng vô biên – tuổi thanh xuân mãi mãi. Tất cả điều này sẽ được đáp ứng khi con người(dạng sống hữu cơ) sang người máy (cyclops, vô cơ). Lúc đó lịch sử loài người sẽ cáo chung.

    Muốn biết cyclops đối xử với loài người hữu cơ thế nào, hãy nhìn cách loài người đối xử với sinh vật trên trái đất.

  4. Thanh Tân

    mình may mắn được đọc cuốn này bằng tiếng anh và cứ phải gọi là ”blown away”, lượng kiến thức siêu khủng cùng cách nhìn khách quan của tác giả, mình cực kỳ thích, mình nghĩ là bản tiếng việt cũng sẽ tuyệt vời giống như vậy thui, tác giả cuốn này hẳn cực kỳ uyên bác, cuồng ông này từ cuốn sapiens – một trong những cuốn sách yêu thích nhất của mình, đi đâu mình cũng hỏi bạn bè đã đọc chưa và nhất-định-phải-đọc-nó

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button