Hương Quê

(1 đánh giá của khách hàng)

Tạp chí Hương Quê đã chọn Bình Nguyên Lộc, cùng với Sơn Nam – một nhà văn tiêu biểu của miền Tây, làm hai trụ cột văn chương của hai vùng đất, để nói lên tiếng nói của nông dân Nam bộ. Những truyện ngắn của hai nhà này đến nay trở thành vốn quý của văn chương Việt Nam.

Danh mục:

Sau mấy thập kỷ, kể từ lúc được in trên tạp chí Hương Quê, những truyện ngắn mang hương sắc miền Đông Nam bộ lại được ra mắt độc giả dưới tên gọi chung: “Hương Quê – Bình Nguyên Lộc”. Lối viết giản dị nhưng rất lôi cuốn, qua thời gian, càng cho thấy sức mạnh của một ngòi bút bậc thầy. Tạp chí Hương Quê đã chọn Bình Nguyên Lộc, cùng với Sơn Nam – một nhà văn tiêu biểu của miền Tây, làm hai trụ cột văn chương của hai vùng đất, để nói lên tiếng nói của nông dân Nam bộ. Những truyện ngắn của hai nhà này đến nay trở thành vốn quý của văn chương Việt Nam.

“Hương Quê – Bình Nguyên Lộc” sẽ là nỗ lực đầu tiên để xuất bản lại hàng loạt tác phẩm có giá trị cao của nhà văn này.

1 đánh giá cho Hương Quê

  1. Đồng Khắc Thái

    Bình Nguyên Lộc là 1 trong 3 nhà văn lớn của miền Nam, cùng với Hồ Biểu Chánh và Sơn Nam.

    Trong kho tàng văn học đồ sộ gồm 50 tiểu thuyết và 1000 truyện ngắn, chỉ có vài tác phẩm được tái bản lại và có thể mua được hiện nay như Hương quê, Rừng mắm, Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc.

    Ông lấy quê hương mình, vùng Đồng Nai làm đề tài viết chính, cho nên có nhận xét rằng bút danh của ông chính là bình nguyên = đồng, lộc = nai.

    Tập truyện ngắn Hương quê là tập hợp các bài viết trên tạp chí khuyến nông Hương quê, hướng tới nâng cao đời sống tinh thần cho người nông dân.

    Tuy nhiên khi đọc lại những truyện ngắn này tôi vẫn thấy có thể áp dụng ngày nay.

    Trong truyện “Nấm ma” kể về loại nấm ngon đặc biệt, tuy nhiên chỉ mọc lên trong vài phút và tàn lụi trong vòng 1 tiếng sau đó. 2 cô gái đi hái nấm, cho dù có giao kèo phân chia, nhưng vì cái lợi trước mắt nên không ai chịu nhường ai, cuối cùng không ai được gì.

    Trong truyện “ông thầy heo” kể về ông Mã Y, thầy thuốc cho ngựa vốn nổi tiếng cả vùng, cũng có lúc giàu có nhờ chữa bệnh cho ngựa ở trường đua Phú Thọ. Sau do thời thế thay đổi, ông chuyển sang chữa bệnh cho heo.

    Nhiều người khinh thường ông vì loài heo hôi hám không có vẻ cao sang như ngựa, có người còn gọi ông là “ông thầy heo” thay vì “ông thầy thuốc heo”. Ông để ngoài tài những lời bàn tán này, vì ông cảm thấy mình làm việc có ích, giúp đỡ thiết thực cho nhiều người nghèo. Còn ngựa chỉ dành cho vài ông nhà giàu cưỡi thôi.

    Cuối truyện kết lại bằng câu “đến thầy Heo mà còn cao cả được thì không có nghề gì thấp hèn hết”.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button