Kéo Búa Bao

(1 đánh giá của khách hàng)

Tiến sĩ Len Fisher, nhà vật lý học đoạt giải Ig Nobel (dành cho những thành tựu khoa học hài hước), đã tiết lộ tất cả những bí mật xung quanh trò chơi Kéo, búa, bao, hiện thân của lí thuyết trò chơi trong quyển sách cùng tên. Ông chứng minh vì sao đôi lúc chúng ta phải chấp nhận thiệt hại để đạt kết quả chung tốt nhất, cùng những cách thức xoay chuyển tình thế sao cho có lợi cho mình. Từ đó, ông đã làm rõ bản chết tưởng như phức tạp của lí thuyết trò chơi, và ứng dụng nó nhẳm giải quyết những tìn huống lưỡng nam mà chúng ta luôn phải đối mặt.

Danh mục:

Giới thiệu

Thuở bé, chúng ta vẫn đinh ninh rằng Kéo, búa, bao là trò chơi đơn thuần dựa vào may mắn, và dù thông minh đến đâu, ta cũng không dám tuyên bố mình là kẻ luôn chiến thắng. Thế nhưng, ít ai biết đây chính là phiên bản tối giản nhất của lý thuyết trò chơi trong cuộc sống thường ngày. Theo đó, quyết định và chiến thuật của mỗi người chơi đều ảnh hưởng đến chiến lược của những người còn lại.

Tiến sĩ Len Fisher, nhà vật lý học đoạt giải Ig Nobel (dành cho những thành tựu khoa học hài hước), đã tiết lộ tất cả những bí mật xung quanh trò chơi Kéo, búa, bao, hiện thân của lí thuyết trò chơi trong quyển sách cùng tên. Ông chứng minh vì sao đôi lúc chúng ta phải chấp nhận thiệt hại để đạt kết quả chung tốt nhất, cùng những cách thức xoay chuyển tình thế sao cho có lợi cho mình. Từ đó, ông đã làm rõ bản chết tưởng như phức tạp của lí thuyết trò chơi, và ứng dụng nó nhẳm giải quyết những tìn huống lưỡng nam mà chúng ta luôn phải đối mặt.

Đọc thử

Internet mang đến một ví dụ khác mơ hồ hơn, nhưng quả thực cứ mỗi lần dùng máy tính để lướt web là chúng ta lại cảm giác được bàn tay ma quái của Bi kịch của cái chung. Khi tải những các tập tin ca nhạc, hình ảnh hay trò chơi về máy, những lượt tải xuống của mỗi người chúng ta chỉ ảnh hưởng rất ít. Tuy nhiên, chúng sẽ làm chậm tốc độ gửi nhận e-mail, gián đoạn các cuộc gọi Skype hay thậm chí còn khiến chúng ta đột quỵ hay trụy tim sớm vì cứ bực dọc ngồi trước bàn phím chịu đựng ảnh hưởng của một tình trạng nghẽn mạch khác, hay còn được gọi là “bão Internet”. Có thể chúng ta không coi hành vi của cá nhân mình là ích kỷ, nhưng trên thực tế mỗi người trong chúng ta đều cố chiếm nhiều hơn phần mình đáng được hưởng một chút – đây chính là điểm cốt yếu trongBi kịch của cái chung.

Những kẻ gửi thư rác thuộc hàng những tên tội phạm tồi tệ nhất, bởi họ làm tốn thời gian của rất nhiều người chỉ để theo đuổi một lợi ích vị kỷ là bán thêm chút hàng hóa. Mỗi sáng khi mở e-mail, tôi đều thấy hai, ba chục tin nhắn rác chất đầy hộp thư đến. Tôi xóa hầu hết chúng trong tâm trạng bực dọc, nhưng có một tin khiến tôi bật cười. Nó đích thị là một tin nhắn rác có lẽ được gửi cho cả triệu người, nhưng lại chào mời một chương trình lọc thư rác rẻ tiền!

Các cơn bão Internet và tin nhắn rác chỉ là chuyện nhỏ nếu đặt cạnh tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ấmlên toàn cầu, chủ nghĩa khủng bố vàchiến tranh; nhưng tất cả đều bắt nguồn từ một trò bóng bàn logic dây dưa – tức sự lưỡng lự giữa việc hợp tác với người khác hay tự làm theo ý mình và mặc kệ họ.

Kẻ ngồi không hưởng lợi

Giống với người họ hàng gần của nó làBi kịch của cái chung, Kẻ ngồi không hưởng lợi là phiên bản áp dụng cho nhiều người của Thế lưỡng nan của người tù.Một số ví dụ phổ biến gồm có: để mặc cho người khác dọn dẹp trong khu vực sinh hoạt chung chứ không chịu góp sức; lựa chọn giữa việc ngồi yên một chỗ hay đứng lên để nhìn rõ hơn (và cản trở tầm nhìn của người khác) trong một sự kiện thể thao hay một buổi hòa nhạc ngoài trời; từ chối tham gia công đoàn thương mại nhưng vẫn chấp nhận những lợi ích mà công đoàn giành được khi thương lượng với chủ sở hữu lao động; lừa đảo tín dụng (vì tổn thất của nhà cung cấp được chuyển sang cho những người tiêu dùng trung thực bằng việc nâng giá); trộm cắp và thậm chí cả việc giải trừ quân bị (nếu đa số mọi người muốn đất nước mình giải trừ vũ khí thì họ vẫn được quân đội bảo vệ nếu một lượng thiểu số người dân vẫn muốn vũ trang cho đất nước và sẵn sàng cung cấp tài nguyên cho quân đội).

Chúng ta thường xuyên phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc hợp tác với người khác hay theo đuổi lợi ích riêng bất chấp người khác, trong những tình huống liên quan tới vấn đề chăm sóc và sử dụng nguồn tài nguyên chung. Thậm chí, chúng ta dường như còn cảm thấy việc ngồi không hưởng lợi thực ra cũng không gây hại cho ai. Chẳng hạn, một người bạn của vợ chồng tôi đã thuê một thùng rác lớn để đổ rác vào đấy và hết sức giận dữ khi một vài người hàng xóm cũng bỏ chút rác vào đó. Những người này lý luận: “Có vấn đề gì đâu cơ chứ? Đằng nào chị chẳng thuê cái thùng đó rồi, nên chúng tôi có bỏ thêm xíu rác vào thì cũng đâu khiến chị mất thêm đồng nào nữa!”.

Khó có thể – mà thực tế là không thể – bẻ lại logic của họ, vì đó cũng là thứ logic đứng sau Thế lưỡng nan của người tù. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, nếu xét rằng vấn đề Kẻ ngồi không hưởng lợicũng có cấu trúc logic tương tự như Bi kịch của cái chung (Ô 3.2). Nó cũng là tình huống khó giải quyết giống như thế, vì chiến lược của kẻ ngồi không hưởng lợi là thoải mái sử dụng một nguồn tài nguyên vốn luôn tồn tại dù họ có dùng nó hay không – và dường như điều này hoàn toàn hợp lý. Mà nó quả thực hợp lý – cho đến khi mọi người khác đều làm như thế. Chẳng hạn, nếu cả phố cùng chuyển sang đổ rác vào thùng của chị bạn tôi, thì sẽ đến lúc chị ấy không còn chỗ để đổ rác của mình nữa, để rồi băn khoăn tại sao ngay từ đầu mình lại cất công thuê cái thùng rác to tướng ấy về làm gì. Thực ra, nếu lường trước được cách hành xử này, chị sẽ chẳng thuê thùng rác làm gì!

Có lẽ vấn đề Kẻ ngồi không hưởng lợinên được gọi chính xác làKẻ hưởng lợi ung dungthì hơn, bởi tổn thất mà nó gây ra cho xã hội là rất nhỏ, nhưng không phải không có. Nếu có quá nhiều người trở thành kẻ ngồi không hưởng lợithì những tổn thất không đáng kể gộp lại sẽ thành một gánh nặng lớn. Đây hẳn là điều đã xảy ra ở Liên Xô khi các công dân Matx-cơ-va lạm dụng nguồn khí nóng từ hơi nước và điều hòa nhiệt độ trong nhà bằng cách bật hệ thống sưởi tối đa trong khi vẫn mở tung cửa ra vào và các cửa sổ.

Thể loại

4 sách hay về lý thuyết trò chơi vận dụng vào công việc và cuộc sống - 4 sách hay về lý thuyết trò chơi truyền đạt những tư tưởng, nội dung cốt lõi của lý thuyết trò chơi, giúp người đọc nắm được vấn đề và cảm nhận được lý thuyết này có thể ứng dụng rộng rãi đến nhường nào trong công việc và cuộc sống. Kéo Búa Bao -… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

1 đánh giá cho Kéo Búa Bao

  1. Duong Duc

    quả thật nếu so sánh thì nội dung cuốn Kéo Búa Bao này không hay bằng cuốn Trò chơi của nhà tiên tri, tuy nhiên có thể xem cuốn sách như một bản rút gọn, giản lược khá dễ hiểu cho những người mới làm quen với lý thuyết trò chơi. Ngày nay khi ra 1 quyết định thì chúng ta còn phải xem xét quyết định đó ảnh hưởng tới ai, những người nào có thể ảnh hưởng đến quyết định đó, quyền lực thay đổi kết quả của họ ra sao, để đạt được mục đích cuối cùng là hài hòa.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button