Khách Lạ Và Người Lái Taxi

(3 đánh giá của khách hàng)

Với lối hành văn mượt mà, trầm bổng, dẫn dắt tình tiết gay cấn và không thiếu những khoảng lặng thắt lòng, cùng các kiến thức xã hội đa dạng, lôi cuốn, chắc chắn nữ nhà văn Di Li sẽ “phù phép” độc giả không thể dời mắt khỏi cuốn sách đầy rẫy ma lực hấp dẫn mà không kém phần hiểm nguy này.

Danh mục:

Khách lạ và người lái taxi là cuốn sách tập hợp những câu chuyện kinh dị ngắn của nữ nhà văn Di Li. Mỗi câu chuyện mang mội nội dung riêng biệt, các nhân vật khác biệt, các bối cảnh khác biệt, chúng chỉ có điểm chung là đều nhuốm màu sắc liêu trai, quỷ dị, và thông qua đó, tác giả Di Li muốn hướng người đọc đến hai chữ: “Làm người”.

Dick Gebuys – Nhà văn, giảng viên Văn học Hà Lan đã gói gọn cảm nhận về cuốn sách: “Những bóng ma lang thang quanh túp lều mái tôn rách nát, rình rập, lầm bầm và rên rỉ. Một bộ tóc chờ đợi trở về với chủ cũ trong nụ cười tuyệt vọng của một linh hồn chết. Cuốn sách này là sự cân bằng tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, là khoảnh khắc khựng lại của động cơ vĩnh cửu đang vội vã, cả những nụ cười châm biếm trong trò chơi của ý tưởng và câu chữ, khi tất cả chúng ta đều cố gắng hưởng thụ một địa vị cao vời, đều nỗ lực giàu có, danh vọng và quyền lực, rồi khi ta chết, chẳng thể mang theo hành lý nào chứa đựng những vật chất đã qua. Trong vali chỉ có linh hồn của chúng ta, sự đồi bại hay đức hạnh, và cả những ăn năn”.

Với lối hành văn mượt mà, trầm bổng, dẫn dắt tình tiết gay cấn và không thiếu những khoảng lặng thắt lòng, cùng các kiến thức xã hội đa dạng, lôi cuốn, chắc chắn nữ nhà văn Di Li sẽ “phù phép” độc giả không thể dời mắt khỏi cuốn sách đầy rẫy ma lực hấp dẫn mà không kém phần hiểm nguy này.

3 đánh giá cho Khách Lạ Và Người Lái Taxi

  1. Trần Hà Chi

    Mình ít đọc truyện kinh dị của Việt Nam vì thấy cảm xúc thường không “tới”, tuy vậy, mình từng biết đến Di Li qua tập truyện “Cocktail thành thị”, lần này thấy không ít truyện được lấy ra từ đó là lại “nhồi nhét” vào đây cùng vài truyện mới khác, mình thật sự không thích kiểu “làm ăn” này. Còn về các truyện ngắn kinh dị trong tập này, mình không quá ấn tượng, bởi tất cả đều dùng tình tiết, hoàn cảnh,… quen thuộc, chưa có được nét khác biệt so với các tác phẩm khác, có thể nói là chưa có được cái hồn riêng nên đọc thấy không kinh dị gì lắm.

  2. Vylee

    Di Li là một trong những tác giả Việt Nam mình mua sách vì tên tác giả mà chưa cần tìm hiểu về nội dung của tác phẩm. Đã đọc nhiều tác phẩm của Di Li thì trước giờ có thể nói hay nhất là quyển “Gã Tây kia sao lấy được gái Việt” với sự phân tích đa chiều, sắc xảo, thông minh còn về những truyện ngắn kinh dị thì thật sự chưa được xuất sác, cốt truyện đơn giản, bối cảnh và nhân vật đều có thể bắt gặp trong bất kì truyện kinh dị nào. Nhìn chung về mảng truyện kinh dị, Di Li vẫn chưa tạo được phong cách riêng của mình.

  3. Lê Linh

    Trong cuốn này có một số truyện mình đã từng đọc cách đây một thời gian. Mình không đánh giá Di Li quá cao, truyện của cô đọc 1 lần thì được nhưng khi gấp sách lại, nó không dấy lên trong mình khao khát hay ý muốn đọc lại lần nữa. Trong tuyển tập này, mình thấy tương đối ấn tượng với “Bến cuối” và “Bức tranh và ngôi nhà cổ”, “Điệu valse địa ngục” thì đọc lâu rồi nhưng thấy cũng khá ổn, còn những truyện ngắn khác thì thấy cũng bình thường thôi, không đặc sắc cho lắm.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button